(Tổ Quốc) - Chỉ còn 1 tuần nữa, nhà sản xuất Peter Jackson cùng đội ngũ đã từng làm nên thành công lừng lẫy của loạt phim Chúa tể những chiếc nhẫn và Người Hobbit sẽ quay trở lại để đãi ngộ khán giả màn ảnh rộng với siêu phẩm "Cỗ máy tử thần".
"Cỗ máy tử thần" (tựa gốc: Mortal Engines) lấy bối cảnh hậu tận thế hàng trăm năm sau khi nền văn minh bị hủy hoại bởi một thảm họa tàn khốc, nơi các thành phố lớn liên tục di chuyển khắp mọi nơi để càn quét và xâm chiếm các thành phố nhỏ hơn. Bằng tài hoa cùng sự đầu tư kĩ lưỡng, chỉn chu đến từ những con người đã được bảo chứng về cả đam mê và tay nghề, "Cỗ máy tử thần" được ekip của Peter Jackson chăm chút đến từng chi tiết nhỏ nhất từ địa điểm quay cho đến kỹ xảo hình ảnh, âm thanh để mang đến cho khán giả những thước phim mãn nhãn nhất. Trước khi được tận mục bộ phim đang rất được mong đợi này, hãy cùng khám phá những bí mật phía sau hậu trường thuộc hạng "cực khủng" của tuyệt phẩm.
98% thành viên trong đoàn làm phim là người New Zealand
New Zealand – đất nước xinh đẹp nằm ở phía Tây Nam ở khu vực Thái Bình Dương đã được nhà sản xuất Peter Jackson lựa chọn để tạo nên một thế giới đậm chất sử thi thần thoại.
Ngay từ khi đọc dòng đầu tiên của cuốn tiểu thuyết do nhà văn, họa sỹ vẽ minh họa Philip Reeve chấp bút, nhà sản xuất Peter Jackson cùng những cộng sự thân thiết của mình là Fran Walsh và Philippa Boyens đã bị cuốn vào trong mạch truyện. Ngay từ đầu, Jackson đã rất hào hứng với nội dung cũng như những hình ảnh được khắc họa trong bộ tiểu thuyết Mortal Engines. Dựa trên những đường nét miêu tả đầy tráng lệ của Reeve, Jackson cùng đội ngũ sản xuất của mình quyết định lựa chọn New Zealand làm địa điểm để hiện thực hóa một thế giới hậu tận thế vĩ đại nơi các thành phố trở thành những cỗ máy săn đuổi máu lạnh
"Cỗ máy tử thần" đã được khởi quay vào ngày 20.03.2017 và được ghi hình trọn vẹn tại Wellington, New Zealand.
Bộ phận quay phim chính thức đã làm việc liên tục trong vòng 86 ngày, và ekip quay phim nhóm 2 cũng đã mất tới 61 ngày để hoàn thành công việc của mình.
Xấp xỉ 1.000 người đã tham gia vào quá trình quay phim, và 98% trong số đó là người New Zealand.
Phục trang thiết kế cầu kỳ và tỉ mỉ được thiết kế riêng cho từng tầng lớp của xã hội thời kỳ hậu tận thế
Bộ phận Thiết kế phục trang cũng gặp phải những thách thức cũng như cơ hội tương tự khi góp phần tạo nên thế giới của thời kỳ hậu tận thế trong "Cỗ máy tử thần". Hoạt động dưới sự chỉ đạo của nhà thiết kế Bob Buck, ở thời kỳ cao điểm, bộ phận phục trang của phim có thể có số lượng lên tới 110 thành viên.
Quần áo của những cư dân sống ở tầng thấp chủ yếu là màu nâu, xanh lá cây, lem luốc và bẩn thỉu. Càng đi lên cao thì quần áo càng có màu sắc tươi sáng và trông gọn gàng sạch sẽ hơn
Trong "Cỗ máy tử thần", London được điều hành bởi một hệ thống chính quyền được phân thành 3 cấp khác nhau: Engineer (chuyên vận hành máy móc và nắm quyền điều hành – đây đồng thời cũng là tầng lớp quyền lực nhất của thành phố), Navigator và Historian. Cư dân thuộc mỗi tầng lớp sẽ mặc một bộ đồng phục đặc trưng, trên đó sẽ có những chi tiết biến tấu khác nhau để phản ánh được cấp bậc cũng như thâm niên của họ.
Reeve đã miêu tả tầng lớp Engineer đứng ở vị trí tối thượng và được tôn kính nhất, vì thế Buck đã thiết kế một bộ trang phục với màu bạc cho những nhân vật thuộc tầng lớp này. Đối với nhân vật nữ chính Hester Shaw, Anna Decon – người phụ trách cắt các chất liệu cho trang phục chia sẻ: " Đó là sự kết hợp của hoa văn, sợi vải và ánh sáng. Và đối với tôi, đó là một câu đố thật hấp dẫn."
Kỹ xảo cực khủng đến từ đạo diễn từng đạt giải Oscar về làm kỹ xảo phim với bộ phim King Kong
Cùng với bộ ba huyền thoại Fran Walsh, Philippa Boyens và Peter Jacksons – các nhà làm phim từng 3 lần nhận giải thưởng Oscar của hai loạt phim đình đám là The Hobbit (Người Hobbit) và The Lord of the Rings (Chúa tể của những chiếc nhẫn), tuyệt phẩm "Cỗ máy tử thần" còn do chuyên gia xử lý hiệu ứng hình ảnh từng giành giải thưởng Oscar Christian Rivers (King Kong) đạo diễn.
Chuyên gia xử lý hiệu ứng hình ảnh từng giành giải thưởng Oscar Christian Rivers.
Cùng với giải thưởng Oscar cho Kỹ xảo xuất sắc nhất với King Kong của đạo diễn Peter Jackson vào năm 2006, Rivers cũng đã giành giải thưởng BAFTA và Saturn cho những đóng góp của ông trong bộ phim này. Tài năng của Rivers trong lĩnh vực xử lý hiệu ứng hình ảnh cũng đã được ghi nhận với rất nhiều giải thưởng của Hiệp hội xử lý kỹ xảo Mỹ cho các phim The Lord of the Rings, The Hobbit: The Desolation of Smaug, The Hobbit: An Unexpected Journey và King Kong.
Sau khi Peter Jackson quyết định viết kịch bản và sản xuất "Cỗ máy tử thần", ông đã mời cộng sự lâu năm của mình là Christian Rivers đảm nhận cương vị đạo diễn của bộ phim này.
Được nhào nặn dưới bàn tay tài hoa của những cái tên đều có kinh nghiệm trong việc tạo nên những tuyệt phẩm xếp vào hàng huyền thoại trong tất cả các khâu sản xuất từ đạo diễn, trang phục, âm thanh… "Cỗ máy tử thần" là một tác phẩm đang được giới mộ điệu đánh giá cao về mặt chất lượng cũng như nội dung.
"Cỗ máy tử thần" chính thức khởi chiếu tại các rạp trên toàn quốc từ ngày 7 tháng 12 tới.