• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Có một địa điểm du lịch ở Hải Dương mà khách thập phương rủ nhau về để được “Nam dược trị nam nhân”

Du lịch 25/12/2018 08:19

(Tổ Quốc) - Cách Hà Nội khoảng 53 km, tại thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương có một di tích lịch sử vừa được đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Điều đáng nói là từ lâu, điểm di tích này đã trở thành địa chỉ du lịch tâm linh không thể thiếu của đông đảo du khách, đặc biệt là những người có mong cầu được sức khỏe, trường thọ…

Toàn cảnh di tích đền Bia nhìn từ trên cao

Ngôi đền thiêng thờ tấm bia đá

Địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng đang được nhắc đến trong bài viết này chính là đền Bia – Ngôi đền thờ tấm bia đá được người dân địa phương coi như bảo vật thờ phụng suốt mấy trăm năm qua, cùng câu chuyện xúc động liên quan đến cuộc đời của vị đại danh y được người đời xưng tụng - "vị thánh thuốc nam", đó chính là thiền sư Tuệ Tĩnh.

Thiền sư Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, ông được coi là ông tổ khai sinh ra nền y học cổ truyền dân tộc. Ông sinh năm canh ngọ 1330 tại làng Nghĩa Phú (tục gọi là làng Xưa, thuộc tổng Văn Thai, phủ Thượng Hồng).

Đại y Thiền sư Tuệ Tĩnh là người đầu tiên nêu ra phương châm “Lấy thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt” và là người đặt nền móng cho nền Y dược nước nhà.

Tài liệu của ban di tích quản lý đền Bia

Thiền sư Tuệ Tĩnh là tác giả của tác phẩm Y học và Phật Học (Thiền Tông) có giá trị như Nam dược thần hiệu gồm 11 quyển sách nói về dược tính của 580 vị thuốc nam và 3873 phương thuốc điều trị 184 loại bệnh. Sách Hồng Nghĩa giác tư y thư gồm 2 quyển nói về 13 phương gia giảm và 37 phương trị thương hàn, Thiền tông hóa hư lục (diễn nôm) …những tác phẩm của ông có ảnh hưởng trong giới y học nước nhà. Phương châm nổi tiếng của thiền sư Tuệ Tính là "Nam dược trị nam nhân" (thuốc nam chữa bệnh cho người Nam).

Năm giáp tý (1384) Tuệ Tĩnh được vua phái đi xứ Minh. Đến Trung Quốc ông đã có công chữa khỏi bệnh cho Tống Vương Phi hoàng hậu của nhà Minh. Ông được vua Minh cảm tài phong cho danh hiệu "Đại Y Thiền Sư" và lưu ông ở Kim Lăng Trung Quốc. Trước khi nhắm mắt xuôi tay tại nơi đất khách, quê người, ông đã di ngôn để tạc vào bia mộ dòng chữ "Ai về nước Nam cho tôi về với".

Gần ba trăm năm sau, vào năm 1690 tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đi sứ sang Trung Hoa đã đến viếng mộ danh y tại Giang Nam. Cảm động khi đọc những dòng chữ khắc trên bia mộ của thiền sư, nên tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đã dập mẫu bia mang về kinh thuê thợ đá khắc lại và chở về làng.

Sau này, dân làng góp công, góp của lập nên ngôi đền và gọi là đền Bia.

img_1731
img_1731
img_1719
img_1719
img_1730
img_1730
den-bia-142395
den-bia-142395

Khu di tích đền Bia


Cỏ cây hoa lá cũng đều thành thuốc quý

Ngày 10/3/1994 đền Bia được xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia.  Năm 2003 dự án trùng tu đền Bia đã được phê duyệt. Ngày nay đền Bia là một công trình khang trang bề thế. Khu thờ tự gồm 5 công trình: Tam quan, nhà thuỷ đình, nhà tả vu và hữu vu, tiền tế và hậu cung, tổng số 23 gian, còn lại là sân vườn, tường bao và cổng.. Khu y xá gồm 3 công trình: Nhà bắt mạch kê đơn thuốc, nhà bốc thuốc và nhà chẩn trị, mỗi công trình 5 gian. Ngoài ra còn có nhà từ tâm dùng đón tiếp khách.

Đến đền bia, du khách không chỉ được chiêm bái cảnh quan thiên nhiên đặc trưng của vùng quê bắc bộ mà còn được khám, trị bệnh bằng những bài thuốc quý giá mà thiền sư Tuệ Tĩnh đã truyền dạy lại cho người đời sau. Đặc biệt, các du khách sau khi làm lễ thánh, sẽ được bố trí chiêm bái và thực hiện nghi thức "sờ tay" vào tấm bia để cầu mong được sức khỏe trường thọ, bệnh tật tiêu tán.

Tương truyền, vào năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), ngày mồng 1 tháng 4 xảy ra hiện tượng “Thánh ứng” lần một, người dân khắp nơi tấp nập về đền Bia lễ bái, xin thuốc rất đông. Thuốc là những lá cây mọc tự nhiên xung quanh làng như: tre, duối, ích mẫu, hương nhu, xương rồng, lúa non… Sau gần một thế kỷ, vào năm 1936, “Thánh ứng” lần hai, số lượng khách thập phương kéo về đông gấp bội. Việc lễ bái và mua, bán thuốc hết sức tấp nập kéo dài tới cả tháng. Từ hiện tượng “Thánh ứng”, người dân địa phương lấy ngày mồng 1 tháng 4 âm lịch làm ngày tổ chức lễ hội đền Bia…

Tài liệu của ban quản lý di tích đền bia

Hàng trăm năm nay, ngôi đền Bia này vẫn được người ta truyền tai nhau về sự linh thiêng và sự hiệu quả từ những bài thuốc đông y tại đây. Tại đền Bia có khu vườn thuốc nam kiểu mẫu được chia làm 9 ô, trồng 9 nhóm thuốc do Bộ Y tế quy định. Các nhóm cây thuốc chữa bệnh gồm: viên gan, sốt xuất huyết, mụn nhọt, cảm sốt, chữa ho… Người dân và du khách khi tới đền, ngoài thắp hương tưởng niệm Đại danh y, Thiền sư Tuệ Tĩnh, tham quan, vãn cảnh, có thể hái thuốc trực tiếp tại vườn dâng lên Đức thánh, mang về chữa bệnh.

Theo đại diện ban quản lý khu di tích đền Bia cho biết, hàng năm, nơi đây đón tiếp khá nhiều các giáo sư, bác sĩ đầu ngành của Việt Nam cũng như quốc tế đến để chiêm bái và lễ thánh.

img_1717
img_1717
3-vườn-thuốc-nam-kiểu-mẫu-tại-đền-bia
3-vườn-thuốc-nam-kiểu-mẫu-tại-đền-bia
img_1716
img_1716

Khu vườn thuốc nam kiểu mẫu tại di tích đền Bia


Bài, ảnh: Vi Phong

NỔI BẬT TRANG CHỦ