(Tổ Quốc) - Nhìn từ các đặc khu do Trung Quốc đầu tư tại các nước đang phát triển như ở châu Phi, Sri Lanka sẽ là kinh nghiệm cho Việt Nam khi nghiên cứu mô hình này.
- 05.06.2018 Sốt đất ở 3 đặc khu “Không cẩn thận sẽ mất cán bộ”
- 06.06.2018 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: “Dự thảo luật Đặc khu không có chữ Trung Quốc nào”
- 06.06.2018 “Đặc khu ra đời không ảnh hưởng tới hai đầu tàu kinh tế”
- 07.06.2018 Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang khuyến cáo người dân về giao dịch đất tại đặc khu
Từ tình trạng trì trệ tại các đặc khu ở châu Phi đến việc Sri Lanka “gán” hải cảng để trả nợ, phần nào cho thấy kỳ vọng phát triển đặc khu ở các khu vực này vào Trung Quốc không hoàn toàn là màu hồng.
Cựu Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma tại đặc khu kinh tế Maluti-a-Phofung. (Nguồn: GCIS) |
Trung Quốc bắt đầu xuất khẩu mô hình đặc khu của mình sang các nước châu Phi kể từ năm 2006. Họ đã xây dựng 7 đặc khu tại các quốc gia châu Phi là Algeria, Ai Cập, Ethiopia, Mauritius, Nigeria (hai đặc khu) và Zambia.
Đến năm 2010, có sáu đặc khu được xây dựng trong khi đặc khu ở Algeria bị hủy bỏ do những thay đổi trong chính sách đầu tư nước ngoài của quốc gia này.
Các đặc khu ở Ethiopia và Mauritius do 100% người Trung Quốc làm chủ sở hữu. Đặc khu Ogon của Nigeria, đối tác trong nước chỉ sở hữu có 18%, đặc khu Suez của Ai Cập thì người Ai Cập chỉ sở hữu có 20%. Điều đó cho thấy, gần như tất cả đặc khu kinh tế ở châu Phi đều do người Trung Quốc nắm giữ, các đối tác trong nước nếu có tham gia thì chỉ với một tỉ lệ nhỏ mà thôi.
Đa số các đặc khu kinh tế Trung Quốc đầu tư ở châu Phi bị đánh giá là chưa được như kỳ vọng của các nước sở tại.
Ví dụ như các đặc khu của Ai Cập và Nigeria tuy thu hút được nhiều vốn đầu tư nhưng đến năm 2014 cũng chỉ đạt gần 10%-30% kế hoạch. Đặc khu của Ethiopia thậm chí còn phải thu nhỏ 60% diện tích do chủ đầu tư TQ gặp khó khăn về tài chính.
Tình trạng các dự án chậm trễ kéo dài do xích mích giữa nhà thầu và chính quyền địa phương đã khiến nhiều hệ lụy kéo theo, người dân lâm vào cảnh khốn đốn phải nhường đất cho dự án hay như vấn đề không kiểm soát được ô nhiễm môi trường, mưa acid xuất hiện ngày càng nhiều.
Thêm vào đó, các khoản vay ưu đãi từ phía Trung Quốc sẽ tăng thêm gánh nặng nợ cho các nước chủ nhà, nhất là trong các trường hợp SEZ dạng liên doanh, dẫn đến khả năng vỡ nợ.
Điển hình như Sri Lanka, Bắc Kinh đã đầu tư vào nước này với số tiền lên đến 15 tỉ USD trong giai đoạn 2005-2017. Tính đến cuối năm 2015, Sri Lanka nợ nước ngoài lên đến 94% GDP, trong đó có 8 tỉ USD của Trung Quốc.
Chính phủ Sri Lanka đã bán phải 80% hải cảng Hambantota cho Trung Quốc với giá 1,1 tỉ USD để giải quyết áp lực nợ. Sự hoạt động kém hiệu quả so với vốn đầu tư của các dự án đã đóng góp không nhỏ vào số nợ nước ngoài của Sri Lanka.
Phùng Nguyên (t/h)