(Tổ Quốc) - Đây là kiến nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam tại buổi làm việc với Hội đồng Nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 161/2015/NQ-HĐND ngày 07/7/2015.
- 27.06.2019 Sưu tầm di sản văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Raglai, Êđê, T'rin
- 21.06.2019 Khai mạc triển lãm chuyên đề về Lý Sơn - Tinh hoa di sản lễ hội, địa chất
- 18.06.2019 Công bố kết quả nghiên cứu về giá trị di sản văn hóa Sa Huỳnh
- 15.06.2019 Đến Khánh Hòa thưởng thức các di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Khu di tích Chăm Mỹ Sơn, Quảng Nam. Ảnh: TL/Thegioidisan.vn
Theo Sở VHTTDL, trong gần 4 năm (từ 2016 - 2019) thực hiện Nghị quyết số 161/2015/NQ-HĐND ngày 07/7/2015 của HĐND tỉnh về đầu tư tu bổ di tích quốc gia và di tích cấp tỉnh trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh Quảng Nam có 11 di tích cấp quốc gia, 51 di tích cấp tỉnh được tu bổ và dựng 56 bia di tích.
Đề án đã phát huy hiệu quả, tạo cơ chế và nguồn lực cho các địa phương chủ động trong công tác quản lý, bảo tồn, trùng tu, tôn tạo di tích, tránh nguy cơ sụp đổ, đồng thời, từng bước nâng cao nhận thức toàn xã hội về gìn giữ, bảo tồn di sản nhằm phát huy giá trị gắn với phát triển du lịch tại địa phương.
Để góp phần khắc phục tình trạng hư hỏng, xuống cấp của các di tích, Sở VHTTDL kiến nghị HĐND tỉnh điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 161, trong đó bổ sung 4 di tích quốc gia và 10 di tích cấp tỉnh vào danh mục tu bổ, hỗ trợ công tác bảo quản và xử lý chống mối mọt đối với di tích kiến trúc gỗ; xử lý thảm thực vật đối với di tích Chăm.
Theo thống kê, Quảng Nam hiện có 04 di tích quốc gia đặc biệt, 61 di tích quốc gia và 314 di tích cấp tỉnh. Vì vậy, việc bảo tồn, phát huy giá trị các di tích là cần thiết và đóng vai trò quan trọng./.