(Tổ Quốc) - Nghị định 38/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ có hiệu lực từ 20/5/2020.
- 08.06.2020 27,6 tỷ đồng hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động từ gói 62.000 tỷ
- 05.06.2020 Thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc có hiệu lực từ ngày 15/5/2020
- 04.06.2020 Tại sao EVFTA mang lại lợi ích lớn cho hàng triệu người lao động Việt Nam?
- 04.06.2020 3 kịch bản cho thị trường lao động Việt Nam dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19
- 03.06.2020 Từ 5/2020, mỗi tháng có 70.000 – 80.000 nghìn lao động bị mất việc quay trở lại làm việc
Nghị định quy định về khu vực và công việc người lao động không được đến làm việc ở nước ngoài; giấy phép, điều kiện và thủ tục cấp, đổi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tiền ký quỹ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tiền ký quỹ, quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp thực hiện hợp đồng nhận lao động thực tập; điều kiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), đi thực tập kỹ năng tại Nhật B ản và đi làm giúp việc gia đình tại nước tiếp nhận thuộc khu vực Trung Đông; trách nhiệm của các cơ quan có liên quan.
Theo đó, người lao động không được đến làm việc tại khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự, khu vực đang bị nhiễm xạ, khu vực bị nhiễm độc, khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.
Về điều kiện giới thiệu doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc tại lãnh thổ Đài Loan, doanh nghiệp dịch vụ không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị giới thiệu với phía Đài Loan để đưa người lao động đi làm việc tại lãnh thổ Đài Loan, khi đáp ứng các điều kiện gồm: Có nhân viên nghiệp vụ bội dưỡng kiến thức cần thiết chuyên trách thị trường Đài Loan với ít nhất 01 năm kinh nghiệm trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại lãnh thổ Đài Loan; Nhân viên khai thác thị trường ngoài nước và nhân viên quản lý lao động làm việc ở nước ngoài có chứng chỉ tiếng Trung trình độ tối thiểu HSK5 hoặc TOCFL4 hoặc tương đương.
Về điều kiện giới thiệu doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi thực tập kỹ năng tại Nhật Bản, doanh nghiệp dịch vụ không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong vòng 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị giới thiệu với phía Nhật Bản, được xem xét giới thiệu để đưa người lao động đi thực tập kỹ năng tại Nhật Bản khi đáp ứng các điều kiện gồm:
Có cơ sở vật chất để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và đào tạo tiếng Nhật đáp ứng diện tích phòng học trung bình 1,4m2/học viên và phòng ở trung bình 3,5m2/học viên, có trang thiết bị cơ bản bảo đảm phục vụ học tập và sinh hoạt nội trú.
Có nhân viên nghiệp vụ chuyên trách thị trường Nhật Bản với ít nhất 01 năm kinh nghiệm trong hoạt động đưa người lao động đi thực tập kỹ năng tại Nhật Bản; nhân viên khai thác thị trường ngoài nước và nhân viên quản lý lao động làm việc ở nước ngoài có chứng chỉ tiếng Nhật trình độ từ N2 (chuẩn LJPT) hoặc tương đương trở lên.
Đáp ứng các tiêu chuẩn đối với doanh nghiệp đưa người lao động đi thực tập kỹ năng tại Nhật Bản theo thỏa thuận giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản.
Bên cạnh việc không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị, điều kiện đối với doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình tại nước tiếp nhận thuộc khu vực Trung Đông gồm:
Có phòng thực hành kỹ năng với các thiết bị, dụng cụ cần thiết để thực hành công việc giúp việc gia đình… phù hợp với văn hóa, tập quán nước tiếp nhận lao động thuộc khu vực Trung Đông.
Có nhân viên nghiệp vụ với ít nhất 01 năm kinh nghiệm trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại nước tiếp nhận lao động thuộc khu vực Trung Đông.
Có ít nhất 01 nhân viên quản lý lao động thường trực tại mỗi nước tiếp nhận lao động thuộc khu vực Trung Đông. Nhân viên này phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm quản lý lao động ở nước ngoài, thông thạo tiếng Ả Rập hoặc tiếng Anh trình độ B1 (khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu – CEFR) hoặc tương đương trở lên.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng./.