(Tổ Quốc) -Chuẩn bị cho hoạt động đối thoại với Thủ tướng, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 7, Nhóm công tác về Du lịch của Diễn đàn Kinh tế tư nhân (VPSF) đã bàn thảo ba nội dung trọng tâm.
- 14.02.2017 Văn bản thu phí của Hải Phòng có dấu hiệu trái luật
- 28.02.2017 Thu phí Cảng Hải Phòng: Mức của 20km bằng toàn Quốc lộ 5 - Hà Nội
- 05.04.2017 Chưa đầy một ngày, người dân đã gửi hơn 500 kiến nghị tới Chính phủ
- 20.05.2017 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Khởi nghiệp phải học tập văn hóa chấp nhận thất bại, chấp nhận rủi ro
- 20.06.2017 Thủ tướng sẽ đối thoại với doanh nghiệp tư nhân
- 25.06.2017 Thủ đô đã vượt qua được ám ảnh: “Hà Nội không vội được đâu“?
Quảng bá, visa và môi trường du lịch thân thiện
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh cho hay, hiện nay có 3 vấn đề quan trọng với du lịch Việt Nam cần ưu tiên: Quảng bá Việt Nam tới các thị trường trọng điểm; thị thực và môi trường du lịch thân thiện.
“Chúng tôi tiếp cận vấn đề như vậy vì nếu tập trung quảng bá, khi họ đến rồi thì thấy quy trình, thủ tục thuận lợi và tới nơi thì sạch sẽ thân thiện để quay lại cho lần sau”- ông Trần Trọng Kiên chia sẻ.
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh. |
Liên quan tới việc quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài, ông Trần Trọng Kiên cho hay, ba hôm trước Thiên Minh có ký hợp đồng liên doanh du lịch lớn nhất thế giới và họ cho rằng tiềm năng của Việt Nam rất tốt nhưng khai thác thì lại chưa tốt.
Theo ông Trần Trọng Kiên, việc khuyếch trương, quảng bá, nêu thông điệp rõ ràng cho du lịch vẫn là việc khó của Việt Nam.
Ngoài ra, việc du khách quay trở lại một điểm đến là đòi hỏi sống còn đặt ra hiện nay cho các điểm du lịch của Việt Nam.
“Du lịch phải phát triển bền vững cả ở môi trường tự nhiên lẫn xã hội, sự niềm nở, thân thiện, sự an toàn, tiện ích của điểm đến, nhà vệ sinh sạch sẽ… Đó là những việc rất đơn giản, các địa phương đều có thể làm được và làm từ sân bay – nơi du khách đặt bước chân đầu tiên tới Việt Nam” – ông Trần Trọng Kiên nêu quan điểm.
Về vấn đề visa, kể lại chuyến công tác Thái Lan vừa diễn ra ngày 26/6, ông Trần Trọng Kiên cho hay, cá nhân ông gặp một đoàn khách 16 thanh niên của New Zealand đã phải quay trở lại sân bay Thái Lan do không tìm hiểu kỹ. Họ nghĩ vào Việt Nam được miễn visa nên dù đã bay sang Việt Nam nhưng lại đành phải quay về Thái Lan. Dù thế nào, họ cũng đã có một ấn tượng không được đẹp để sau này có thể kéo họ tới với Việt Nam.
“Do vậy, chính sách thị thực là vấn đề quan trọng. Nếu Việt Nam miễn thị thực tiếp cho 20 nước thì có những vấn đề gì? Hoặc nếu nâng mức miễn visa cho 30 ngày và sau đó du khách được quay lại thoải mái thì tác động của nó như thế nào với nền kinh tế? Khi có những nội dung ấy thì các doanh nghiệp cần làm gì? Chúng ta cần đánh giá cụ thể trước khi trình lên Thủ tướng kiến nghị”- ông Trần Trọng Kiên chia sẻ.
Tập trung cho các thị trường trọng điểm
Theo ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn Du lịch, chúng ta đã chọn các thị trường tập trung để thu hút khách quốc tế có chi trả cao khi tới Việt Nam. Đó là thị trường châu Âu, Bắc Mỹ, Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Quốc, Úc – New Zealand.
“Vậy khâu quảng bá sẽ phải theo mục tiêu này, chính sách visa, thị thực cũng sẽ tập trung cho thị trường này và kéo theo việc an toàn, chất lượng du lịch, sự thân thiện của điểm đến cũng sẽ hướng tới nhóm khách mục tiêu” – ông Hoàng Nhân Chính cho hay.
Ông Hoàng Nhân Chính Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn Du lịch. |
Ngoài ra, về chủ đề này, đại diện Công ty Du lịch Vietravel đóng góp ý kiến, với 6 thị trường trọng điểm cần quảng bá, nhưng Chính phủ cần quy hoạch điểm đến để phù hợp với phân khúc của từng thị trường.
Ví dụ, có quy hoạch cho nhóm khách chi tiêu cao tại Phú Quốc, Côn Đảo… chẳng hạn, kèm theo đó là đường bay, cơ sở hạ tầng, có điểm cho khách chi tiêu cao.
“Theo kinh nghiệm của Hàn Quốc thì mỗi năm, họ chọn một điểm như đảo Jeju cho thị trường khách du lịch Nhật, Việt Nam, năm sau họ lại chọn đầu tư trọng điểm cho Pusan. Việt Nam có thể có thể dồn cho Phú Yên chẳng hạn, và sang năm lại chọn một trọng điểm khác cho thị trường còn lại” – vị đại diện chia sẻ./.
Bài, ảnh: Thái Linh