• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

HÀ NAM- Đền Trúc- Ngũ Động Sơn

07/08/2015 10:44

(Cinet-DL)- Ngũ Động Sơn là năm hang nối liền nhau tạo thành một dãy động liên hoàn có chiều dài hơn 100m trong một lòng quả núi có tên là núi Cuốn Sơn (núi Cấm) vì liên quan tới truyền thuyết về lá cờ của Lý Thường Kiệt bay lên núi và cuốn lại trên núi.

(Cinet - DL) - Ngũ Động Sơn là năm hang nối liền nhau tạo thành một dãy động liên hoàn có chiều dài hơn 100m trong một lòng quả núi có tên là núi Cuốn Sơn (núi Cấm) vì liên quan tới truyền thuyết về lá cờ của Lý Thường Kiệt bay lên núi và cuốn lại trên núi.

1. Tên di sản/Di tích: Đền Trúc - Ngũ Động Sơn thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Đền Trúc (nguồn: internet)



2. Thời gian: Đền Trúc được xây dựng sau năm 1089.

3 .Năm công nhận: Ngày 20-1-1994, Nhà nước đã công nhận đền Trúc và Ngũ Động Sơn là di tích lịch sử văn hóa.

4. Vị trí/Địa hình: Đền Trúc - Ngũ Động Sơn thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. 

- Đây là một tỉnh đồng bằng giáp núi nên địa hình có sự tương phản giữa địa hình đồng bằng và địa hình đồi núi.

- Hướng địa hình tỉnh Hà Nam tương đối đơn giản, duy nhất chỉ có hướng Tây Bắc - Đông nam, phù hợp với hướng phổ biến nhất của núi, sông Việt Nam.

- Tây Bắc - Đông Nam là hướng dốc của địa hình tỉnh Hà Nam theo thung lũng lũng sông Hồng, sông Đáy và dãy núi đá vôi Hòa Bình - Ninh Bình. Dạng địa hình này phản ánh tính chất đơn giản của cấu trúc địa chất.

- Phía Tây của tỉnh chiếm khoảng 10 - 15% diện tích lãnh thổ tỉnh Hà Nam là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và đồi rừng, nhiều nơi có địa hình dốc.

- Phía Đông là những giải đồi đất thấp, xen lẫn núi đá và những thung lũng ruộng.

Phần lớn đất đai trong vùng đồi núi bán sơn địa là đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên phiến đá sét, đất nâu đỏ trên đá bazơ và đất đỏ nâu trên đá.

5. Thổ nhưỡng: Hà Nam có diện tích 850 km2 là vùng thấp của châu thổ Sông Hồng, tiếp giáp với khu vực miền núi tỉnh Hoà Bình và vùng Tây Bắc.

Phía Tây của tỉnh là khu vực núi đá vôi, núi đồi bảo phủ bởi rừng phù hợp với nhiều loại cây lâm nghiệp, công nghiệp và cây ăn trái.

Đồng bằng phía Tây của tỉnh được bồi đắp bởi phù sa các sông Đáy, sông Châu và sông Hồng. Đất đai màu mỡ khu vực này phù hợp với cây lúa, rau quả và các loại lương thực khác đặc biệt là các loại cây công nghiệp ngắn hạn như mía, dâu, lạc, đậu tương và cây ăn trái.

6. Khí hậu: Từ Đường Nguyễn Khuyến thuộc khu vức có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt.

Hai mùa chính trong năm là mùa hạ và mùa đông với các hướng gió:

- Mùa hạ gió nam, tây nam và đông nam.

- Mùa đông gió bắc, đông và đông bắc.

Khí hậu khu vực này có sự phân hóa theo chế độ nhiệt với hai mùa tương phản nhau là mùa hạ và mùa đông cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp tương đối là mùa xuân và mùa thu. 

- Mùa hạ thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9.

- Mùa đông thường kéo dài từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 3.

- Mùa xuân thường kéo dài từ giữa tháng 3 đến hết tháng 4.

- Mùa thu thường kéo dài từ tháng 10 đến giữa tháng 11.

7. Dân cư: Theo điều tra dân số ngày 01/04/2009 Hà Nam có 785.057 người, giảm so với điều tra năm 1999 (811.126 người), chiếm 5,6% dân số đồng bằng sông Hồng, mật độ dân số 954 người/km².

Mật độ dân số tập trung nhiều ở khu vực nông thôn chiếm 91,5% và 8,5% sống ở khu vực đô thị. Dân cư đô thị chủ yếu ở thành phố Phủ Lý và các thị trấn: Hòa Mạc, Đồng Văn, Quế, Vĩnh Trụ, Bình Mỹ, Kiện Khê. 

8. Tóm tắt nội dung: - Tổng Quan Di Tích:

+ Đền Trúc:

Đền Trúc được dựng bằng gỗ lim, cao trên 6m.

- Nhà tiền đường là một công trình 5 gian có hệ thống vì kèo biến thể kiểu giá chiêng đồng rường con nhị xuất hiện vào cuối thế kỷ 17 và phổ biến vào cuối thế kỷ 19. Nhà tiền đường là một công trình 5 gian.

Ba gian hậu cung được xây dựng cùng một phong cách với nhà tiễn đường, có 2 đầu bịt đốc, lợp ngói nam, xây bằng gạch thất, bắt mạch để trần. Trên hệ thống cửa có trạm trổ theo các đề tài tứ quí.

Kiến trúc ngôi đền này thiết kế theo kiểu chữ Đinh được làm bằng gỗ lim gồm nhà tiền đường và hậu cung, cổng đền gồm bốn cột đồng trụ 2 cột chính giữa cao trên 6m và 2 cột nhỏ ở hai bên.

Qua cổng vào một sân gạch rộng 10m là đến khu tiền đường gồm 5 gian. Ba gian giữa là hệ thống cửa gỗ được làm lùi và sát hàng cột quân, tường đầu hồi và cả hai phía đằng trước xây nhô ra, phía ngoài là hai cột đồng trụ.

Một số hình ảnh Đền Trúc (nguồn: internet)



Lối kiến trúc giữa tiền đường và hậu cung tương đối giống nhau và được ngăn cách bởi một khoảng sân hẹp.

Những mảng chạm khắc trong kiến trúc ở công trình là những chiếc lá lật, những cụm mây tỏa hoặc mảng chạm khắc với đề tài tứ linh: con rùa ở dưới nước, con lân sống trên mặt đất và con phượng đang bay.

 + Ngũ Động Sơn:

Ngũ Động Sơn là năm hang nối liền nhau tạo thành một dãy động liên hoàn có chiều dài hơn 100m trong một lòng quả núi có tên là núi Cuốn Sơn (núi Cấm) vì liên quan tới truyền thuyết về lá cờ của Lý Thường Kiệt bay lên núi và cuốn lại trên núi.

Trong các động có rất nhiều thạch nhũ hình thù khác nhau, kiểu dáng xuất hiện, màu sắc, da nhũ, độ xốp, độ bóng của các hình nhũ cũng rất khác nhau với nhiều tư thế, hình dáng khác nhau. Có cái mọc chồi từ vách động, khe động, có cái rủ từ trên trần xuống, có cái nhô lên từ mặt nền. Có những nhũ đá ẩn sâu vào bóng tối, khi có ánh đuốc rọi vào, do hơi nước phản chiếu, ánh lửa ngời lên như châu ngọc. Có những phiến thạch nhũ bên trong rỗng, có nhiều hang hốc ăn thông với nhau, khi đánh vào nghe như tiếng đàn, tiếng trống, tiếng chiêng.

Trên các bức vách của động thiên nhiên kỳ thú đã vẽ nên nhiều cảnh tượng đẹp, gợi những tưởng tượng sinh động về cuộc sống con người và cuộc sống xung quanh.

Động 4 có một lối nhỏ ra một cái giếng có độ sâu vừa phải, nước trong vắt, có thể nhìn thấy cá đang bơi.

Lối vào động thứ 5 có những thạch nhũ tạo thành 3 cái cửa tự nhiên cách biệt nhau bởi những cột đá, mỗi cửa có thạch nhũ rủ xuống như những chiếc rèm cửa, có cửa có hình thạch nhũ như đôi voi đang chầu.

Ảnh một trong Ngũ Động Sơn (nguồn: internet)
Đăng Huy (Tổng Hợp)
Nguồn tài liệu tham khảo:

www.vietnamtourism.com; http://hanam.gov.vn; http://www.dulichaz.com

NỔI BẬT TRANG CHỦ