• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hàng nghìn người xem lễ rước kiệu “vua sống”, “chúa sống” độc đáo ở Hà Nội

Thực hiện: Nam Nguyễn | 01/02/2023

(Tổ Quốc) - Hàng năm, cứ vào ngày 11/1 (Âm lịch), người dân làng Thụy Lôi, huyện Đông Anh, Hà Nội lại tổ chức nghi lễ rước kiệu “vua sống”, “chúa sống” trong Lễ hội đền Sái. Đây là dịp để mọi người bày tỏ lòng thành kính cho vị vua Thục ngày trước có công xây thành Cổ Loa.

Hàng nghìn người xem lễ rước kiệu “vua sống”, “chúa sống” độc đáo ở Thủ đô - Ảnh 1.

"Đến hẹn lại lên", sáng nay (1/2), tại đền Sái (huyện Đông Anh, Hà Nội) lại diễn ra lễ rước kiệu "vua sống", "chúa sống" để tưởng nhớ sự tích An Dương Vương xây thành Cổ Loa.

Hàng nghìn người xem lễ rước kiệu “vua sống”, “chúa sống” độc đáo ở Thủ đô - Ảnh 2.

Lễ rước độc đáo bởi có người thật vào vai vua và chúa được hóa trang độc đáo. Theo các cụ cao niên trong làng, tiêu chuẩn để chọn đóng vai vua, chúa khá khắt khe. Các cụ được chọn phải được toàn vẹn về gia đình, gia đình mẫu mực, con cháu đề huề. Đồng thời, gia đình phải thực hành chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước.

Hàng nghìn người xem lễ rước kiệu “vua sống”, “chúa sống” độc đáo ở Thủ đô - Ảnh 3.

Từng bị gián đoạn trong một khoảng thời gian dài, nhưng từ năm 1989, Lễ hội đền Sái đã được khôi phục lại hoàn toàn và kéo dài cho đến ngày nay. Lễ hội đền Sái diễn ra cả ngày, nhưng sôi động hơn cả là vào buổi chiều với nghi thức rước “vua sống”, “chúa sống” từ đình làng ra đền và ngược lại.

Hàng nghìn người xem lễ rước kiệu “vua sống”, “chúa sống” độc đáo ở Thủ đô - Ảnh 4.

Trước màn rước “Vua” là lễ khênh kiệu từ đình làng về đền Sái. Thỉnh thoảng kiệu “Chúa sống” được tung hô, quay một hai vòng làm cho không khi càng thêm sôi động. Động tác tung hô này thể hiện tính xông pha, tinh thần xung trận của “chúa” vừa có ý dẹp đường để “vua” đi.

Hàng nghìn người xem lễ rước kiệu “vua sống”, “chúa sống” độc đáo ở Thủ đô - Ảnh 5.

Theo Chủ tịch UBND xã Thụy Lâm Nguyễn Văn Thu - Trưởng BTC, trong ngày chính hội, mọi người đều hóa trang, đánh phấn, mặc quần áo, đội mũ, đi hia. Người được chọn đóng vua sẽ tự lên đền Thượng làm lễ tế Đức Thánh Cao Sơn Đại Vương, trong khi người được chọn đóng chúa sẽ lên đền Sái làm lễ thỉnh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ. Sau đó, chúa sẽ vòng sang đền Thượng cùng vua làm lễ ướm gươm, chém ba nhát vào tảng đá lớn. Đây là hành động biểu trưng cho việc chém đầu tinh gà trắng ngày trước. Tiếp đến lễ mừng tựa, tức bêu đầu gà tượng trưng cho việc tinh gà trắng đã bị tiêu diệt, nhà vua có thể yên tâm tiếp tục xây thành. Hình ảnh "vua, chúa sống" tại lễ hội đền Sái Xuân Quý Mão 2023.

Hàng nghìn người xem lễ rước kiệu “vua sống”, “chúa sống” độc đáo ở Thủ đô - Ảnh 6.

“Đầu gà trắng được làm bằng tre lấy cả gốc, phần dưới sơn trắng toàn bộ, phần trên cùng sơn màu đỏ làm mào. Cây tre phải được lấy ở nơi sạch sẽ và gọt đẽo cẩn thận. Sau lễ ướm gươm và mừng tựa, cả đoàn rước sẽ tiến lên đền Sái, bái yết Huyền Thiên Trấn Vũ, tổ chức lễ Thỉnh sinh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mọi người an lành, no ấm” – ông Nguyễn Văn Thu cho biết.

Hàng nghìn người xem lễ rước kiệu “vua sống”, “chúa sống” độc đáo ở Thủ đô - Ảnh 7.

Bên cạnh vai vua và chúa, người dân Thụy Lôi còn rước kiệu võng chở 4 vị quan trong vai Thị vệ, Tán lý, Đề lĩnh và Trấn thủ (trên 60 tuổi). Các "thê thiếp, con cháu" đi bên cạnh.

Hàng nghìn người xem lễ rước kiệu “vua sống”, “chúa sống” độc đáo ở Thủ đô - Ảnh 8.

“Vua sống”, “Chúa sống” được rước về sân đình.

Hàng nghìn người xem lễ rước kiệu “vua sống”, “chúa sống” độc đáo ở Thủ đô - Ảnh 9.

Nét đặc sắc của lễ hội là sự xuất hiện của 'Vua' và 'Chúa'. Người có vinh hạnh nhận vai An Dương Vương ((Vua) năm nay là cụ Nguyễn Quang Vinh 73 tuổi.

Hàng nghìn người xem lễ rước kiệu “vua sống”, “chúa sống” độc đáo ở Thủ đô - Ảnh 10.

Được chọn là người đóng vai chúa năm nay, ông Trần Văn Tích cho hay, bản thân mình rất vui mừng, và thấy sức khỏe tốt khi được các trai tráng khỏe mạnh trong dòng họ rước từ nhà ra đình làng làm lễ rồi đến đền Sái và ngược lại.

Hàng nghìn người xem lễ rước kiệu “vua sống”, “chúa sống” độc đáo ở Thủ đô - Ảnh 11.

Người được chọn làm vua, chúa phải lo chuẩn bị đầy đủ từ trang phục đến đồ lễ để sáng 11 tháng Giêng âm lịch làm lễ khao người trong họ và người dân trong xóm, ông Trần Văn Tích nói.

Hàng nghìn người xem lễ rước kiệu “vua sống”, “chúa sống” độc đáo ở Thủ đô - Ảnh 12.

"Vua sống" dâng hương cầu quốc thái, dân an, mùa màng bội thu.

Hàng nghìn người xem lễ rước kiệu “vua sống”, “chúa sống” độc đáo ở Thủ đô - Ảnh 13.

8h45, đoàn bắt đầu di chuyển từ đình đến đền và chùa Sái.

Hàng nghìn người xem lễ rước kiệu “vua sống”, “chúa sống” độc đáo ở Thủ đô - Ảnh 14.

Thời gian rước mỗi lượt khoảng 1,5 tiếng.

Hàng nghìn người xem lễ rước kiệu “vua sống”, “chúa sống” độc đáo ở Thủ đô - Ảnh 15.

Ngay từ đầu giờ sáng, khắp các ngõ không khí tưng bừng náo nhiệt, các dòng họ có người được chọn làm “vua”, “chúa”, “quan”, lần lượt rước kiệu, võng ra tập trung tại đầu làng để bắt đầu cuộc hành hương rước lễ đi bái yết đức thánh Huyền Thiên.

Hàng nghìn người xem lễ rước kiệu “vua sống”, “chúa sống” độc đáo ở Thủ đô - Ảnh 16.

Vua, chúa đi kiệu, các quan đi bằng võng, ăn mặc theo đúng tích xưa. Người khiêng kiệu và võng là các thanh niên trai tráng khỏe mạnh được lựa chọn từ những người của dòng họ. Đám rước đi khoan thai trong tiếng nhạc, tiếng trống, tiếng chiêng và rợp trời cờ xí.

Hàng nghìn người xem lễ rước kiệu “vua sống”, “chúa sống” độc đáo ở Thủ đô - Ảnh 17.

Hàng nghìn người xem lễ rước kiệu “vua sống”, “chúa sống” độc đáo ở Thủ đô - Ảnh 18.

Lễ rước kiệu “vua sống”, “chúa sống” trong lễ hội đền Sái là dịp để người dân bày tỏ tấm lòng thành kính, tôn trọng dành cho vị vua An Dương Vương về công lao xây dựng thành Cổ Loa năm nào.

Hàng nghìn người xem lễ rước kiệu “vua sống”, “chúa sống” độc đáo ở Thủ đô - Ảnh 19.

Ngoài ra, lễ hội còn là dịp để nhắc nhở con cháu nhớ về một thời kỳ dựng nước của dân tộc – những tháng ngày vua quan thời An Dương Vương đồng lòng xây thành, chống lại thiên tại, địch họa.

Hàng nghìn người xem lễ rước kiệu “vua sống”, “chúa sống” độc đáo ở Thủ đô - Ảnh 20.

Kiệu “chúa sống” năm nay được gần 30 thanh niên là con cháu dòng họ Trần thay phiên nhau đỡ và tung hô.

Hàng nghìn người xem lễ rước kiệu “vua sống”, “chúa sống” độc đáo ở Thủ đô - Ảnh 21.

Lễ hội đền Sái với nghi thức rước “vua, chúa sống” mong ước một năm mới tài lộc, thành công, bình an và hạnh phúc, được ví như một bảo tàng bách khoa về đời sống văn hoá, tinh thần phong phủ xa của Nhân dân thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm nói riêng và người dân Đông Anh nói chung.

Hàng nghìn người xem lễ rước kiệu “vua sống”, “chúa sống” độc đáo ở Thủ đô - Ảnh 22.

NỔI BẬT TRANG CHỦ