(Tổ Quốc) - Để giúp người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi nhận thức rõ về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, các cấp chính quyền địa phương của tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều phương án truyền thông tiếp cận người dân từ đó nâng cao nhận thức và tạo nên sự thay đổi các hành vi không phù hợp về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thuống ở toàn tỉnh.
- 16.11.2023 Ninh Thuận: Nâng cao ý thức về giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
- 15.11.2023 Thay đổi nhận thức và hành vi với tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại Cao Bằng
- 12.11.2023 Mang khát vọng chia sẻ yêu thương lên bức tranh đá
- 11.11.2023 Nhiều lớp tập huấn về tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại Cao Bằng
Trong năm 2022 - 2023, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình đã phối hợp UBND các xã, thị trấn, các Trường PTDT nội trú trên địa bàn tổ chức hàng chục lớp tập huấn nhằm tuyên truyền vận động, tư vấn nâng cao nhận thức và thay đôi hành vi đồng bào DTTS về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Những đối tượng tham gia tập huấn là cán bộ cơ sở, các bộ thôn bản và các tổ chức khác, những người có uy tín tại bản làng như già làng, trưởng bản… và đáng chú ý đó là đối tượng được tham dự tập huấn dẫn trẻ hoá, là học sinh trong các trường phổ thông dân tộc nội trú…
Ngoài việc tập huấn nâng cao nhận thức cho người dân, việc lồng ghép công tác truyền thông về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống được đưa vào các hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức hội trên địa bàn… để giúp người dân hiểu hơn nữa về thực trạng, giải pháp và những quy định của pháp luật trước tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thông…
Ghi nhận tại các buổi truyền thông đối với đối tượng là học sinh tại các trường học cho thấy, phần đa các em còn thiếu những hiểu biết về những kỷ năng cơ bản cho cuộc sống, nhiều em còn mang nặng tư tưởng, hủ tục do đó không thể có những quyết định trái với những phong tục đã ăn sâu vào tư tưởng của đồng bào.
Được tham dự các buổi truyền thông về sức khỏe sinh sản em mới thấy những nguy cơ không chỉ nguy hiểm đến tính mạng mà còn ảnh hưởng đến con cái của mình sau này khi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn diễn ra ở bản làng mình sinh sống… để có cuộc sống tốt đẹp hơn, chúng em sẽ thuyết phục người thân trong nhà, tuyên truyền pháp luật để tránh những sai lầm đáng tiếc cho người thân của mình khi quyết định sống theo phong tục không phù hợp với việc phát triển của xã hội…
Có thể thấy rằng, những nỗ lực truyền thông được tỉnh Quảng Bình triển khai đó đã mang lại những hiệu quả nhất định, khi đối tượng truyền thông được "trẻ hoá" đó chính là cơ hội làm thay đổi nhận thức của bà con, giảm thiểu được thực trạng tảo hôn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống từ đó tạo nên những điểm sáng trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đồng thời góp phần ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong thời gian tới.