(Tổ Quốc) - Ngày 1/9, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức khánh thành công trình tu bổ, phục hồi di tích Phu Văn Lâu thuộc hệ thống di tích Cố đô Huế. Công trình có tổng mức đầu tư gần 12 tỷ đồng. Ngày 1/9, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức khánh thành công trình tu bổ, phục hồi di tích Phu Văn Lâu thuộc hệ thống di tích Cố đô Huế. Công trình có tổng mức đầu tư gần 12 tỷ đồng. Ngày 1/9, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức khánh thành công trình tu bổ, phục hồi di tích Phu Văn Lâu thuộc hệ thống di tích Cố đô Huế. Công trình có tổng mức đầu tư gần 12 tỷ đồng.
Công trình bao gồm các hạng mục phục hồi nguyên trạng hệ khung gỗ và giàn mái, vách đố bản sơn vàng cùng các họa tiết chạm khắc trang trí thếp bạc phủ kim hoàn, mái lợp ngói âm dương men vàng...
Cùng với quần thể di tích Cố đô Huế, Phu Văn Lâu với những giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1993. Trước khi được tu bổ, phục hồi, công trình bị xuống cấp nghiêm trọng.
![]() |
Dự án trùng tu công trình kiến trúc Phu Văn Lâu, được khởi công tháng 5/2015 với kinh phí gần 12 tỉ đồng, sau sự cố di tích đột ngột sập đổ góc đông bắc vào ngày 15/5/2014 vì xuống cấp.
Phu Văn Lâu là tòa lầu nằm trên trục chính thẳng hướng nam của Kinh thành Huế, được xây dựng vào năm 1819 dưới thời vua Gia Long, dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức. Năm 1829, vua Minh Mạng dùng nơi đây làm địa điểm tổ chức cuộc đấu giữa voi và hổ. Năm 1830, nhà vua lại tổ chức cuộc vui chơi yến tiệc suốt 3 ngày để mừng sinh nhật của mình.
Dưới thời vua Minh Mạng, triều đình cho dựng ở hai bên hai tấm bia đá khắc 4 chữ “khuynh cái hạ mã”, nghĩa là ai đi qua đều phải cởi mũ và xuống ngựa. Từ năm 1821, sau khi truyền lô, danh sách các khoa danh tiến sĩ được đem niêm yết tại đây. Vì tính cách long trọng như vậy nên hai bên lầu có hai bia đá “khuynh cái hạ mã” nhắc nhở tất cả mọi người đi ngang qua Phu Văn Lâu phải “nghiêng nón xuống ngựa” để tỏ lòng kính cẩn./.