• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Iran "không để yên" việc châu Âu thoái nhượng đô la Mỹ

Kinh tế 07/01/2019 11:11

(Tổ Quốc) - Brussels vẫn chưa đưa ra một kênh thanh toán độc lập – tách biệt các giao thương đối với Iran khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Điều này là do sự thống trị của đồng đô la và sự phụ thuộc của nền kinh tế châu Âu vào Mỹ, một quan chức ngoại giao hàng đầu của Iran cho biết.

Liên minh châu Âu EU đã tuyên bố sẽ tiếp tục làm ăn với Cộng hòa Hồi giáo Iran sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt năm 2015 và áp đặt lại các biện pháp trừng phạt chống lại Iran từ năm ngoái.

Iran không để yên việc châu Âu thoái nhượng đô la Mỹ - Ảnh 1.

EU gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran. (Nguồn: getty)

Khối 28 quốc gia đã bắt tay vào việc xây dựng một cơ chế thanh toán đặc biệt – được gọi là SPV để tạo thuận lợi cho các giao dịch tài chính và thương mại phi đô la với Iran. Vào tháng 12/2018, Đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini cho biết, bà dự kiến cơ chế này sẽ được thiết lập trước cuối năm 2018. Tuy nhiên, không có tiến bộ đáng kể nào được thực hiện kể từ đó.

Trong khi đó, sự kiên nhẫn của Tehran đang ngày càng thấp đi và đã đến lúc Brussels phải đưa ra quyết định chiến lược của mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Bahram Qasemi cảnh báo hôm thứ Bảy- ngày 5/1.

Sự thống trị của đồng đô la cũng như mối liên kết giữa các nền kinh tế EU và Hoa Kỳ là một trong những lý do đằng sau sự chậm trễ đối với SPV, theo ông Qasemi. Ông nói thêm rằng chính khối này là một con tin của nền kinh tế Hoa Kỳ và nêu ra các mối đe dọa của Washington đối với các công ty châu Âu là một yếu tố quan trọng khác cản trở tiến trình đạt được SPV, theo hãng tin IRNA của nhà nước Iran cho hay.

Bất chấp nỗ lực của các chính trị gia châu Âu để trấn an Tehran rằng họ sẽ tuân thủ thỏa thuận, có tên chính thức được gọi là Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), cho đến nay, chưa có quốc gia nào tình nguyện là nơi đặt bộ máy SPV. EU cũng kích hoạt động đạo luật nhằm ngăn chặn các công ty châu Âu tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Mỹ với Iran. Tuy nhiên, biện pháp này đã thất bại trong việc ngăn chặn các đại gia kinh doanh châu Âu, bao gồm Total, Volkswagen, Daimler, Peugeot, Renault và Siemens, rút khỏi thị trường Iran.

Còn Mỹ cũng đã nhanh chóng gây áp lực lên các đồng minh châu Âu sau khi họ tuyên bố ý định bảo vệ hoạt động giao thương với Cộng hòa Hồi giáo Iran. Vào tháng 11/2018, Đặc phái viên Hoa Kỳ về Iran Brian Hook cảnh báo rằng các ngân hàng và công ty châu Âu tham gia vào cơ chế này (SPV) sẽ gặp rủi ro từ các biện pháp trừng phạt mới được áp đặt của Mỹ.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ