(Tổ Quốc) - Vấn đề này đã được bàn thảo tại cuộc họp tiếp thu ý kiến các đại biểu về luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (đặc khu) diễn ra chiều qua (7/6) dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.
- 07.06.2018 Cử tri hài lòng với phần trả lời chất vấn của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ
- 07.06.2018 Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang khuyến cáo người dân về giao dịch đất tại đặc khu
- 07.06.2018 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Tinh thần của một dân tộc yêu nước như vậy, chúng ta không lo mất nước”
- 08.06.2018 Đặc khu Châu Phi xám màu vì Trung Quốc
Sáng 8/6, trao đổi với PV Dân trí bên hành lang Quốc hội, ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
Bùi Văn Xuyền cho biết, chiều 7/6, một cuộc họp tiếp thu ý kiến các đại biểu về luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (đặc khu) đã diễn ra dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.
Thẩm Quyến - một trong những dặc khu lớn nhất thế giới (Nguồn: Internet). |
Thành phần tham gia cuộc họp gồm Thường trực Uỷ ban Pháp luật, cơ quan chủ trì thẩm tra dự án luật mà còn sự có mặt của rất nhiều ủy ban khác liên quan, như Ủy ban Khoa học, công nghệ & môi trưởng – thẩm tra về vấn đề đất đai; Ủy ban Quốc phòng – An ninh...Về phía Chính phủ có sự tham dự của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, lãnh đạo các bộ, ngành...
Ông Bùi Văn Xuyền cho biết, thường trực Ủy ban Pháp luật họp tối qua là để rà soát lại các nội dung, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội về dự luật. Về vấn đề đất đai, khả năng phần nhiều là ban soạn thảo luật tiếp thu ý kiến của các đại biểu, sẽ giảm thời hạn cho thuê đất/giao đất xuống 70 năm thôi, như các khu kinh tế khác hiện nay và như Luật Đất đai hiện hành.
“Tối qua họp thì Chính phủ chưa có ý kiến chính thức. Chúng tôi họp là để tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội chứ không phải theo đề xuất của Chính phủ. Đại biểu đã ý kiến rồi và giờ Ủy ban Pháp luật tiếp thu, tinh thần, dù chưa chính thức nhưng chắc là bỏ quy định về thời hạn cho thuê đất/giao đất tối đa tới 99 năm, duy trì thời hạn cao nhất là 70 năm như quy định của Luật Đất đai 2013. Phía Chính phủ thì tôi cho là chắc ý kiến cũng như thế”, ông Xuyền cho hay.
Ông Bùi Văn Xuyền cũng cho biết thêm, việc giao đất 70 năm thì không có vấn đề gì vì là quy định chung theo Luật Đất đai. Các đặc khu xác định đưa ra một số ngành nghề được khuyến khích ưu đãi đầu tư ở đó, ngoài yếu tố đất đai còn được ưu đãi về thuế, ưu đãi miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo các quy định cụ thể.
“Còn lại thì những nội dung nào không xác định thuộc ngành nghề khuyến khích ưu tiên thì được tự do hoạt động nếu pháp luật không cấm, vẫn được sản xuất kinh doanh, được đầu tư, những ưu đãi đang được hưởng thì vẫn được hưởng như thế”, ông Xuyền cho hay.
Sau 70 năm nếu có nhu cầu vẫn cho thuê tiếp
Tiếp tục nói về thời gian cho thuê đất, ông Bùi Văn Xuyền chia sẻ với báo chí, giờ ta thực hiện giao đất, ví dụ 50 năm, 70 năm tuỳ từng dự án nhưng sau đó, hết thời hạn mà người sử dụng đất vẫn có nhu cầu, vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chấp hành tốt các quy định, các nghĩa vụ với nhà nước thì họ vẫn được tiếp tục sử dụng bình thường....Việc này cũng giống như giao đất nông nghiệp năm 1993, đến 2003 cũng có nhiều lo ngại dấy lên là thời hạn giao đất kết thúc thì phải “rũ” ra thực hiện lại nhưng thực tế không như vậy. Vẫn phải tiếp tục giữ ổn định chính sách. Những dự án có niên hạn kéo dài như đầu tư cơ sở hạ tầng thì tiếp tục được giao đất lại để tiếp tục hoạt động, khai thác, nhiều dự án khách sạn 5 sao, những cảng biển, sân bay, nhà ga đầu tư rất lớn, có niên hạn sử dụng đến hàng trăm năm…. Không ngại gì vấn đề này.
“Còn đúng là những nhà đầu tư chiến lược mà cam kết đầu tư lâu dài, rót số vốn lớn vào đặc khu, nhất là những dự án về cơ sở hạ tầng thì họ rất muốn quy định giao đất 99 năm, nên Chính phủ mới trình phương án như vậy. Đương nhiên, luật cũng quy định rất chặt chẽ, trường hợp giao đất đến 99 năm là đặc biệt, không giao thẩm quyền quyết định việc đó cho Chủ tịch đặc khu hay Chủ tịch tỉnh mà là Thủ tướng Chính phủ.
Ý kiến đại biểu và cử tri cũng phải được xem xét trong tình hình hiện nay và có thể sau này sẽ điều chỉnh sau. Chúng ta làm luật cũng phải tham khảo, nghe ngóng các ý kiến một cách có trách nhiệm chứ không phải đưa ra rồi là quyết. Việc người dân, cử tri quan tâm góp ý, tham gia luật là điều rất tốt”, ông Bùi Văn Xuyền nói.
Theo ông Bùi Văn Xuyền, các nước khác đã làm đặc khu rất nhiều và các đặc khu thực tế đã tạo ra cực tăng trưởng mới cho các quốc gia, không có gì đáng ngại. Việc làm đặc khu cũng không phải giờ mới đặt ra mà đã có từ lâu, từ nghị quyết đại hội Đảng rồi đưa vào Hiến pháp 2013. Trên cơ sở Hiến pháp và các nghị quyết của Đảng, luật này là để cụ thể hoá nội dung đó. Đây cũng là xu hướng chung để xây dựng đất nước trong thời kỳ mới./.
Hà Giang (Lược ghi)