(Tổ Quốc) - Tối 25/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao TP Bảo Lộc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Ủy ban Nhân dân TP Bảo Lộc tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần thứ III - năm 2019.
- 22.04.2019 Tôn vinh nghề trồng lúa nước qua Lễ hội ngày mùa năm 2019
- 22.04.2019 Sôi nổi Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc miền núi Bình Định lần thứ 15
- 18.04.2019 Ngày hội văn hoá, thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Hải Dương năm 2019
- 16.04.2019 Tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Phú Yên lần thứ X
- 14.04.2019 Tính xã hội hóa, chuyên nghiệp của Festival Nghề truyền thống Huế ngày càng được nâng cao
Ảnh: Báo Lâm Đồng
Ngày hội có sự tham gia của hơn 400 nghệ nhân đến từ 12 huyện, thành trên địa bàn tỉnh. Đây là dịp để thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp: âm nhạc cồng chiêng, múa xoang, ẩm thực, nghi thức dân gian...
Thông qua Ngày hội góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn khẳng định giá trị không gian văn hóa Cồng chiêng trong đời sống đồng bào các dân tộc bản địa Nam Tây Nguyên; đẩy mạnh các hoạt động văn hóa văn nghệ dân gian, thể dục thể thao ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đáp ứng nhu cầu tham gia và hưởng thụ văn hóa của đồng bào dân tộc bản địa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Sau lễ khai mạc, 12 đoàn nghệ nhân các dân tộc Mạ, K'Ho, Chu Ru đã trình diễn 12 tiết mục cồng chiêng, múa xoang rộn rã, phấn khởi. Tại đây, các nghệ nhân K'Ho còn trình diễn nghi thức rước thần lửa, thần chiêng, khai ché rượu cần, giao lưu ẩm thực và múa xoang.
Cũng tại đêm khai hội, 09 nghệ nhân được trao tặng danh hiệu vinh dự nhà nước "Nghệ nhân ưu tú" lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể.
Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng cho biết: Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm, chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa truyền thống của người Tây Nguyên. Nhờ đó, nhiều lễ hội truyền thống, nhiều đội cồng chiêng, múa xoang được phục hồi và phát triển.