• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Khám phá di tích được chọn in sau tờ tiền 50.000 đồng vừa được tu bổ, phục hồi

Du lịch 01/08/2019 07:10

(Tổ Quốc) - Nhìn từ Kỳ Đài ra sông Hương, Nghinh Lương Đình cùng với di tích Phu Văn Lâu là hai công trình kiến trúc tiêu biểu điểm tô cho bộ mặt Kinh Thành Huế. Hiện tại, về cơ bản di tích này đã hoàn thiện các hạng mục sau nhiều năm được tu bổ, phục hồi.

N Lương Đình-1

Nghinh Lương Đình là một công trình kiến trúc cung đình thời Nguyễn, nằm ngay sát bờ sông Hương, phía trước Phu Văn Lâu, trên trục dũng đạo của Kinh Thành Huế.

N Lương Đình-2

Khi mới được khởi dựng, Nghinh Lương Đình được gọi là Lương Tạ, là một phần của hành cung Hương Giang, dùng làm nơi hóng mát hoặc nghỉ chân của nhà vua trước khi lên thuyền rồng du ngoạn.

N Lương Đình-20

Tuy không phải là công trình kiến trúc có quy mô lớn hay giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các công trình hành chính triều Nguyễn, song Nghinh Lương Đình lại có những nét đặc sắc riêng. Là một bộ phận không thể tách rời trong cụm kiến trúc: Kỳ Đài - Phu Văn Lâu - Nghinh Lương Đình, in đâm trọng ký ức, tâm hồn người dân xứ Huế.

N Lương Đình-4

Nhìn từ bên ngoài, kiến trúc Nghinh Lương Đình duyên dáng, mềm mại với nhiều họa tiết rồng, phượng,.. được khảm sành sứ.

N Lương Đình-3

N Lương Đình-9

N Lương Đình-10

N Lương Đình-7

Xét về tổng thể, Nghinh Lương Đình có kiến trúc kiểu phương đình 1 gian 4 chái. Phía trước và phía sau đều có nhà vỏ cua nối dài.

N Lương Đình-5

Bộ khung gỗ ở phần trên, nhất là các vì vỏ cua, hệ thống liên ba được chạm trổ công phu.

N Lương Đình-6

N Lương Đình-15

N Lương Đình-19

Bên hông công trình chính và nối giữa dãy nhà chính với nhà vỏ cua là hệ thống tường bao trổ 3 lối đi rộng. Hai bên hông là một lối đi nằm ở gian chính giữa.

N Lương Đình-17

Lồng đèn được trang trí bên trong Nghinh Lương Đình.

N Lương Đình-11

Toàn bộ công trình được đặt trên nền móng bằng gạch đá, bên ngoài trát vữa, xây bao lại bằng hệ thống lan can gạch.

N Lương Đình-16

Theo một số tư liệu có ghi chép, thời kỳ đầu Nghinh Lương Đình được sử dụng làm nơi hóng mát, nghỉ ngơi cho nhà vua trước khi xuống thuyền. Về sau công trình trở thành sân khấu trình diễn kịch cho công chúng xem vào các dịp lễ lớn. Công trình cũng từng trải qua 2 lần tu bổ, tôn tạo vào năm Thành Thái thứ 15 (1903) và năm Khải Định thứ 3 (1918).

N Lương Đình-18

Năm 2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt Dự án tu bổ, phục hồi di tích Nghinh Lương Đình, thời gian thực hiện là 3 năm với kinh phí hơn 12 tỷ đồng nhằm bảo tồn di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa thế giới.

N Lương Đình-12

Đến nay, về cơ bản công việc tu bổ, phục hồi di tích Nghinh Lương Đình đã dần hoàn thiện. Đây hứa hẹn trở thành điểm đến hấp dẫn phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch trong thời gian tới.

N Lương Đình-22

Cùng với Phu Văn Lâu, Nghinh Lương Đình đã trở thành hình ảnh đại diện cho kiến trúc di sản Huế khi hình ảnh công trình được lựa chọn sử dụng trên đồng tiền mệnh giá 50.000 đồng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay.

 


Lê Chung

NỔI BẬT TRANG CHỦ