• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

KIÊN GIANG – Núi Bình San

16/08/2015 11:10

(Cinet-DL)- Núi Bình San còn gọi là núi Lăng nằm cách nội ô Thị xã Hà Tiên khoảng hơn 1km về hướng tây bắc. Như tên gọi “Bình San Điệp Thúy”, một trong mười cảnh đẹp của Hà Tiên được mô tả trong Hà Tiên thập vịnh.

(Cinet-DL)- Núi Bình San còn gọi là núi nằm cách nội ô Thị xã Hà Tiên khoảng hơn 1km về hướng tây bắc. Như tên gọi “Bình San Điệp Thúy”, một trong mười cảnh đẹp của Hà Tiên được mô tả trong Hà Tiên thập vịnh.

1.Tên Di sản/Di tích: Núi Bình San

2. Thời gian: Đây là nơi yên nghĩ của dòng họ Mạc mà đứng đầu là Mạc Cữu (1655-1735), người  đã có công khai phá và xây dựng đất Phương Thành ( Hà Tiên ngày nay ) và các thành phố khác ở biển Tây chạy dài từ Kiên Giang đến Siêm Rệp của Campuchia hiện nay.

3. Năm công nhận: Ngày 21 tháng 01 năm 1989, Bộ Văn hóa ( nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) đã công nhận và xếp hạng Núi Bình San là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

4. Địa Hình/ Vị trí: Núi Bình San còn gọi là núi Lăng nằm cách nội ô Thị xã Hà Tiên khoảng hơn 1km về hướng tây bắc. Như tên gọi “Bình San Điệp Thúy”, một trong mười cảnh đẹp của Hà Tiên được mô tả trong Hà Tiên thập vịnh.

5. Thổ nhưỡng: Kiên Giang có đủ các dạng địa hình từ đồng bằng, núi rừng và biển đảo. Trong đó, phần đất liền có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. Do nằm ở vĩ độ thấp và giáp biển nên Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 27 – 27,50C. Kiên Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng lượng nước mưa do bão chiếm một tỷ trọng đáng kể, nhất là vào cuối mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 – 2.000 mm ở đất liền và 2.400 – 2.800 mm ở vùng đảo Phú Quốc. Khí hậu Kiên Giang rất ít thiên tai, không rét, không có bão đổ bộ trực tiếp, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào, nên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi sinh trưởng.

Kiên Giang có 4 vùng đất đai chính là vùng phù sa ngọt thuộc tây sông Hậu, vùng phèn ngập lũ thuộc tứ giác Long Xuyên, vùng nhiễm mặn thuộc bán đảo Cà Mau và vùng đồi núi, hải đảo ở hai huyện Phú Quốc và Kiên Hải. Trong đó, Đất nông nghiệp, chiếm 64,2% diện tích tự nhiên, đất rừng chiếm 122,8 nghìn ha, đất chuyên dùng 35,4 nghìn ha, đất ở 10,1 nghìn ha. Ngoài ra tỉnh còn có trên 70 nghìn ha đất hoang hoá và sản xuất chưa ổn định với hơn 25 nghìn ha vườn tạp. Rừng tại Kiên Giang rất ít, chủ yếu là rừng phòng hộ. Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng khoáng sản tương đối lớn mặc dù đang ở mức thăm dò, nghiên cứu nhưng bước đầu đã xác định được 152 điểm quặng và 23 mỏ khoáng sản các loại khác. Trữ lượng đá vôi toàn tỉnh hiện có 440 triệu tấn, có khả năng khai thác 342 triệu tấn, trong đó trữ lượng khai thác công nghiệp là 235 triệu tấn, đủ nguyên liệu để sản xuất 4,6 triệu tấn clinker/năm trong suốt 40 năm. Than bùn, ước tính còn khoảng 150 triệu tấn.

6. Khí hậu: Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Mưa, bão tập trung vào từ tháng 8 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình hàng năm là 2.146,8mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26,40C đến 280C, tháng lạnh nhất là tháng 12; không có hiện tượng sương muối xảy ra. Kiên Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng lượng nước mưa do bão chiếm một tỷ trọng đáng kể, nhất là vào cuối mùa mưa. Điều kiện khí hậu thời tiết của Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản mà các tỉnh khác ở vùng ĐBSCL không có được như: ít thiên tai, không rét, không có bão đổ bộ trực tiếp, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào, nên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi sinh trưởng.

7.Dân cư: Tính đến năm 2012, dân số toàn tỉnh Kiên Giang đạt gần 1.726.200 người, mật độ dân số đạt 272 người/km Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 471.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.255.000 người. Dân số nam đạt 861.600 người, trong khi đó nữ đạt 852.500 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 10,8 ‰

Về dân tộc và tôn giáo, Kiên Giang là địa bàn cư trú của hơn 15 dân tộc khác nhau. Trong đó, người Kinh chiếm khoảng 85,5%, Người Khmer chiếm khoảng 12,2% dân số tập trung chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Gò Quao. Người Hoa chiếm khoảng 2,2% dân số sinh sống ở thành phố Rạch Giá và huyện Châu Thành. Còn lại là một số dân tộc khác như: Chăm, Tày, Mường, Nùng.... Về tôn giáo, theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, trên địa bàn tỉnh có 489.609 người theo tôn giáo, chiếm khoảng 32,7% tổng số dân, trong đó Phật giáo chiếm 25%, Công giáo chiếm 5,7%, còn lại là các tôn giáo khác như Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi giáo.....

8.Tóm tắt nội dung: Đền thờ Mạc Cửu nằm dưới chân núi Bình San, có lối kiến trúc theo hình chữ quốc, xung quanh tường đá dày bao bọc, ở giữa là điện thờ. Bước vào cổng là con đường nhỏ lát gạch tàu, dẫn đến tiểu sảnh. Trước chánh điện có một biển thờ đề “Khai Trấn Trụ Quốc” và bức hoành phi “Nghị Võ Công” – đó là hai tước hiệu, danh phong mà chúa Nguyễn Phúc Chu phong tặng cho Mạc Cửu. Phía trước khu đền thờ là hai ao sen, tương truyền do Mạc Thiên Tứ sai đào để chứa nước ngọt. Ngôi đền có bố cục hài hòa với những mảng chạm trổ, điêu khắc tinh xảo trên cột, liễn, diềm, hoành phi, bình phong. Đền được đánh giá là công trình văn hóa, lịch sử có tính nghệ thuật cao.

Tháng 8 mùa thu năm thứ 18 Mậu Tý (1708), chúa Nguyễn Phúc Chu, chuẩn ban cho Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên và phong tước là Cửu Ngọc hầu. Mạc Cửu lo xây dựng dinh ngũ và đóng binh tại Phương Thành (Hà Tiên), từ đó dân càng qui tụ đông đúc.

Tháng 4 mùa hạ năm thứ 21, Tân Măo (1711), Tổng binh trấn Hà Tiên Cửu Ngọc hầu Mạc Cửu đến cửa khuyết tạ ơn.”

Nếu như Mạc Cửu có công lớn khai phá, mở mang vùng Hà Tiên trở nên phồn thịnh thì người kế thừa là con ông – Đô đốc Tổng binh Mạc Thiên Tứ là một anh hùng văn võ song toàn. Mạc Thiên Tứ đã đánh bại, tiêu diệt nhiều đám quân nổi loạn, cướp biển ở vịnh Thái Lan. Ông được Chúa Nguyễn rất mực tin dùng và đãi ngộ. Cụ thể, vào năm 1739, Mạc Thiên Tứ chỉ huy quân binh đánh tan quân Chân Lạp xâm lược Hà Tiên. Nhờ chiến công này, Mạc Thiên Tứ được đặc cách phong làm Đô đốc tướng quân, vợ của ông cũng được phong tước hiệu Hiếu Túc Thái Phu Nhân do có công đốc chiến, tiếp tế hậu cần. Đến năm 1747, giặc biển Đức Bụng quấy phá vùng ven biển đạo Long Xuyên (Cà Mau), Mạc Thiên Tứ một lần nữa đánh đuổi, giữ bình yên cho vùng đất mới… Mạc Thiên Tứ còn là chủ soái của Tao đàn Chiêu Anh Các lừng lẫy phương Nam.

Người xưa ví núi Bình San như bức bình phong che chắn phía sau thành Hà Tiên lúc ấy. Núi này còn có tên gọi là núi Lăng, vì trên núi có lăng mộ Mạc Cửu cùng các phu nhân và tướng quân họ Mạc, những người đã có công khai mở xứ này. Tổng cộng nơi đây có 66 lăng mộ cổ, thuộc 7 đời họ Mạc đã được công nhận là Di tích quốc gia, bao gồm 4 khu vực, được sắp xếp trật tự từ trên xuống theo thứ bậc và công lao (Khu 1 là các tiểu vương, Khu 2 dành cho các phu nhân của các tiểu vương, Khu 3 gồm quan tướng và Khu 4 dành cho dân chúng).

Ngoài ra, trên núi Bình San còn hai di chỉ của nền Sơn Xuyên và Xã Tắc. Nền Sơn Xuyên nằm trên đỉnh núi cao nhất, nhìn ra núi Pháo Đài, là nơi tế thần núi thần sông. Nền Xã tắc nằm lưng chừng trên núi, là nơi tế hậu thổ và thần nông.

Một số hình ảnh về Núi Bình San (Nguồn: sưu tầm internet)



Đỗ Khắc Tình (Tổng Hợp)

Nguồn: http://ditichlichsuvanhoa.com/

              vi.wikipedia.org/wiki/Kiên_Giang

              http://thatsonchaudoc.com/

NỔI BẬT TRANG CHỦ