(Tổ Quốc) - Đó là thông tin mà Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đưa ra tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam: Tiếp tục khơi dòng cải cách và củng cố niềm tin đầu tư.
- 17.10.2018 Ai xử phạt doanh nghiệp xây 29 nhà liền kề không phép?
- 17.10.2018 Giấy nhập khẩu hay thu mua trong nước để sản xuất đều có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường
- 17.10.2018 Việt Nam gây ấn tượng tại Hội chợ Quốc tế Lụa tại Ấn Độ
- 17.10.2018 Vinhomes ra mắt "Thành phố Đại dương" VinCity Ocean Park
Hình minh họa: Ảnh TTXVN
Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam trong quý III đạt 6,88% và 6,98% trong 9 tháng đầu năm, cao hơn cùng kỳ nhiều năm trước đó. Áp lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong quý IV giảm đáng kể. Dù vậy, Việt Nam vẫn chưa trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao từng đạt được trong giai đoạn 1990 – 2006.
Tổng thu ngân sách trong quý III đạt 310,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 22,0% GDP. Tính chung 9 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 962,5 nghìn tỷ đồng, đạt 73,0% dự toán. Tổng chi ngân sách nhà nước đạt 340,0 nghìn tỷ đồng trong quý III, tương đương 24,0% GDP. Lũy kế đến hết tháng 9 , tổng chi ngân sách đạt 989,3 nghìn tỷ đồng, đạt 64,9% dự toán. Hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ tiếp tục duy trì sự linh hoạt, khá phù hợp trong bối cảnh ngân sách nhà nước không thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và ưu tiên xử lý áp lực tỷ giá VNĐ/USD.
Quý III chứng kiến một số động thái tích cực từ chính sách tài khóa như: Tinh thần sửa đổi luật quản lý thuế đã tiếp thu một số góp ý theo hướng phục vụ người nộp thuế nhiều hơn; phát hành trái phiếu Chính phủ cũng không có biến động lớn, qua đó hạn chế tác động chèn lấn đối với đầu tư tư nhân và mặt bằng lãi suất; điều hành chính sách tài khóa không "vội vàng" theo hướng nới lỏng, mà hướng hơn đến phối hợp với chính sách tiền tệ để củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời duy trì dư địa để ứng phó nếu có thêm diễn biến bất lợi sau này.
Kết quả dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2018 có thể đạt mức 6,88%.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Kết quả dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2018 có thể đạt mức 6,88%. Tăng trưởng xuất khẩu cả năm dự báo ở mức 13,34%. Thặng dư thương mại dự báo ở mức 5,1 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2018 đạt 3,97%.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, hoạt động thương mại của Việt Nam phải đối mặt với cả những thách thức và không ít những cơ hội đan xen, bao gồm các biện pháp trả đũa lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc; một số nhà đầu tư Mỹ và Trung Quốc có thể cũng cân nhắc chuyển dịch đầu tư tới Việt Nam như một lựa chọn để tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, giảm thiểu được thiệt hại cho căng thẳng thương mại; một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thể vấp phải những hàng rào kỹ thuật hạn chế nhập khẩu ở thị trường Mỹ và Trung Quốc; Việt Nam có thể phải chịu nhiều sức ép hơn do sự "đổ bộ" của hàng hóa Trung Quốc; sự tác động có thể phức tạp hơn ở thị trường tài chính.