(Tổ Quốc) - Trong thời gian học sinh nghỉ học phòng dịch bệnh Covid-19, nhiều trường học đã tổ chức dạy và học online, trên Internet, trên truyền hình… Một trong những vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm chính là việc nhà trường có được thu tiền khi tổ chức dạy học theo các hình thức này?
- 18.03.2020 Quảng Ninh phát sóng chương trình ôn tập kiến thức cho học sinh lớp 12 trên truyền hình
- 18.03.2020 Hà Nội tăng thêm chương trình dạy học trên truyền hình cho học sinh từ lớp 4 đến lớp 11
- 17.03.2020 Dạy học trong thời dịch Covid-19, TP. Hồ Chí Minh công nhận kết quả dạy học trực tuyến, trên truyền hình
- 16.03.2020 Học sinh lớp 9 và lớp 12 ôn tập kiến thức trên Đài Truyền hình Việt Nam
- 16.03.2020 Lịch học qua truyền hình chi tiết ở 15 tỉnh thành
Về vấn đề này, ông Trần Tú Khánh (Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GDĐT) cho biết, đối với các dịch vụ hỗ trợ học online và hướng dẫn học trong thời gian nghỉ dịch, đây là dịch vụ phát sinh ngoài chương trình học chính khóa, vì vậy, việc này do phụ huynh học sinh và nhà trường tự thỏa thuận với nhau, không tính bù vào chương trình học và thu thêm học phí.
Cũng theo ông Khánh, Bộ GDĐT chỉ quy định việc thu học phí các chương trình đào tạo theo quy định của Bộ. Đối với các chương trình bổ trợ khác như học online thì việc quy định mức thu do các thỏa thuận tham gia và đóng chi phí giữa nhà trường với gia đình học sinh.
Tuy nhiên, việc các sở GDĐT quy định đối với các khoản thu này cũng thực hiện mỗi nơi một khác. Gần đây, Sở GDĐT Bà Rịa - Vũng Tàu đã có văn bản gửi Thủ trưởng các đơn vị về tăng cường dạy học qua in, trên truyền hình trong thời gian nghỉ học để phòng, chống Covid-19.
Theo đó, Sở yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn tiếp tục rà soát, tinh giản nội dung dạy học, xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng dẫn của Bộ GDĐT và Sở GDĐT về thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018.
Việc xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chương trình học kỳ 2 năm học 2019-2020 cần chủ động, linh hoạt, phù hợp với khung thời gian dạy học thực tế của đơn vị trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh v19.
Xây dựng chủ đề dạy học trực tuyến qua mạng để hỗ trợ học sinh học tập tại nhà. Các chủ đề cần được xây dựng và quản lý chặt chẽ theo đúng quy định và lợi ích chung của người học.
Nhà trường xây dựng các phương án hợp lý nhất cho tất cả các đối tượng học sinh, đảm bảo mọi học sinh đề được tham gia học tập, đảm bảo tính công bằng, nhân văn trong giáo dục.
Trong quá trình triển khai thực hiện cần tham khảo, sử dụng các nguồn học liệu tin cậy, chuẩn xác để tổ chức dạy học và hướng dẫn học sinh học tập.
Việc xây dựng các chủ đề dạy học trực tuyến cần đảm bảo các nội dung theo hướng dẫn từ nhà trường. Nhà trường xây dựng kế hoạch, chỉ đạo hướng dẫn các tổ bộ môn xây dựng nội dung các chủ đề dạy học trực tuyến; lựa chọn công cụ, phần mềm dạy học qua Internet phù hợp; các giáo viên sử dụng, tổ chức xây dựng hoạt động dạy và học cho học sinh trong trường, lớp; chuyên đề dạy học trực tuyến phải đảm bảo sự tương tác giữa giáo viên và với người học, người học với nhau và giáo viên phải giám sát được sự tương tác giữa người học với nhau. Nhà trường xây dựng thời gian biểu dạy học trực tuyến phù hợp, tránh gây áp lực cho học sinh, phụ huynh học sinh trong quá trình tổ chức dạy học trực tuyến…
Sở hướng dẫn, tiếp tục ứng dụng CNTT để tổ chức ôn tập cho các em học sinh thông qua hình thức học trực tuyến trên hệ thống Internet, zalo, messenger, OLM.vn, ViettelStudy.vn; dùng các phần mềm dạy học trực tuyến; học trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Bà Rịa- Vũng Tàu, Thái Nguyên, Nghệ An, Đồng Nai…
Trong quá trình tổ chức học online, Internet, các phần mềm hỗ trợ học tập Nhà trường không thu tiền phụ huynh và học sinh với bất kỳ hình thức nào. Không dùng kết quả trong quá trình ôn tập tại nhà để đánh giá, xếp loại học sinh.
Sau khi học sinh đi học lại, nhà trường xây dựng kế hoạch, giải pháp tổ chức rà soát, đánh giá kết quả học tập qua Internet, trên truyền hình. Từ đó hướng dẫn giáo viên rà soát, tinh giản nội dung dạy học và điều chỉnh kế hoạch dạy học theo hướng kế thừa những nội dung kiến thức đã học qua Internet, trên truyền hình, nhằm tối ưu thời gian và nội dung kiến thức cần tiếp tục dạy học trong chương tình theo quy định.
Nhà trường có trách nhiệm thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo cho các đối tượng học sinh không có điều kiện tham gia học tập trực tuyến được bổ sung các nội dung kiến thức mà nhà trường đã thực hiện trong thời gian nhà trường thực hiện dạy học trực tuyến.
Cùng đó, định hướng chủ động xây dựng khung thời gian thực hiện nội dung chương trình học kỳ 2 năm học 2019-2020 theo hướng, nhà trường rà soát, bố trí bổ sung thời lượng các môn học do thời gian nghỉ học do dịch bệnh Covid-19 trên tinh thần kết thừa kết quả của các hình thức dạy học trực tuyến do nhà trường tổ chức vào thời lượng dành cho dạy học tăng cường chương trình dạy học 2 buổi/ngày.
Đối với trường THPT học 1 buổi/ngày, tùy theo điều kiện của nhà trường, lãnh đạo tổ chức rà soát bố trí bổ sung thời lượng các môn học do thời gian nghỉ học do dịch bệnh Covid-19 trên tinh thần kế thừa kết quả của các hình thức dạy học trực tuyến do nhà trường tổ chức. Đảm bảo đủ thời lượng dạy học của chương trình phổ thông hiện hành.
Trước khi triển khai thực hiện, lãnh đạo trường THPT, TTGDTX gửi kế hoạch dạy học trực tuyến về Sở GDĐT, các trường THCS gửi kế hoạch về phòng GDĐT để rà soát, báo cáo về Sở./.