(Tổ Quốc)-Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện yêu cầu Lễ đón Bằng UNESCO ghi danh di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” tại Nam Định cần tổ chức tiết kiệm, tránh lãng phí và đặc biệt là cần phát huy vai trò của cộng đồng – chủ thể văn hóa của di sản.
- 23.02.2017 70% tuyết trên đỉnh Alps sẽ biến mất vào cuối thế kỉ 21
- 22.02.2017 Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn đặt mục tiêu đạt 3.400 tỷ đồng vào năm 2030
- 23.02.2017 Hà Nội sẽ có sự kiện quảng bá du lịch, văn hóa Hà Nội tầm cỡ quốc tế
- 22.02.2017 Tiết kiệm chi phí với siêu áo khoác thay thế vali xách tay
- 22.02.2017 Tạm đình chỉ 2 dự án vui chơi giải trí tại TP Hạ Long
Chiều ngày 23/2, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Nam Định về kế hoạch tổ chức Lễ đón Bằng UNESCO ghi danh di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Cùng dự có Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên, lãnh đạo Cục Văn hóa Cơ sở, Cục Hợp tác quốc tế, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam...
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện (Ảnh: Minh Khánh) |
Theo kế hoạch của ban tổ chức, lễ đón Bằng sẽ diễn ra tại không gian trong Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, gắn với cộng đồng địa phương. Theo tinh thần chung, Lễ vinh danh đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, an toàn, có quy mô hợp lý, thể hiện được bản sắc và giá trị của di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” .
Buổi lễ sẽ có sự phối hợp chỉ đạo của Bộ VHTTDL, Ủy ban UNESCO Việt Nam, sự tham gia của các cơ quan liên quan đến di sản và cộng đồng trong quá trình tổ chức Lễ vinh danh di sản. Góp ý tại buổi làm việc, ông Nguyễn Công Trung, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở cho rằng: “Di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” là di sản văn hóa phi vật thể, phải gắn với cộng đồng địa phương, gắn với nghệ nhân. Đây cũng là dịp để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của họ”.
Toàn cảnh buổi làm việc (Ảnh: Mai Châu) |
Đồng tình với quan điểm trên, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên nhấn mạnh: Lễ đón nhận cần được tổ chức thực sự nghiêm túc, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng về công tác tổ chức lễ hội. Đồng thời, không được hành chính hóa hay sân khấu hóa mà cần trả về cho cộng đồng – cho chính chủ thể của di sản. Đây cũng là cách thể hiện tinh thần trách nhiệm của Chính phủ và nhân dân Việt Nam nói chung, tỉnh Nam Định nói riêng đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của nhân loại, sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế với công tác bảo tồn phát huy giá trị của di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”. Thứ trưởng cho rằng, tỉnh Nam Định cần có kế hoạch tổ chức cụ thể và hoàn thiện sớm để gửi lại Bộ VHTTDL thẩm định, góp ý và trình Bộ trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt. Sau đó sẽ tổ chức họp báo công bố và tổ chức chương trình.
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định, chương trình cần tổ chức tiết kiệm, tránh lãng phí và sân khấu hóa lễ đón bằng, đảm bảo an ninh, trật tự và đặc biệt phải thể hiện được vai trò của cộng đồng và nghệ nhân, những chủ thể văn hóa của di sản trong buổi lễ.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng lưu ý, di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” có nhiều đặc trưng khác so với di sản phi vật thể khác đã được vinh danh. Bộ trưởng cho rằng, cần chú trọng tới các hoạt động truyền thông về di sản, gồm cả nội dung về giá trị, chủ trương bảo tồn cũng như vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề quản lý di sản. Vì vậy, trước, trong và sau lễ vinh danh, chúng ta vẫn phải tiếp tục chuẩn bị những nội dung để tuyên truyền về di sản, tránh các hiện tượng biến tướng, mê tín, trục lợi có thể phát sinh./.
Mai Châu