(Tổ Quốc) - 6 tháng đầu năm 2019 lượng du khách tới Đà Nẵng tiếp tục tăng, song mức chi tiêu bình quân và ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế giảm; doanh thu của các dịch vụ lưu trú và lữ hành thấp.
- 10.07.2019 Đại biểu HĐND Đà Nẵng trăn trở về sự xuống cấp về đạo đức
- 09.07.2019 Du lịch Đà Nẵng: Kịch bản định sẵn hay “chuyện thần kỳ”?
- 09.07.2019 Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng: “Một bộ phận cán bộ làm việc còn cầm chừng, chưa yên tâm, thiếu nhiệt huyết…”
- 04.07.2019 Vì sao số liệu khách quốc tế lưu trú của Sở Du lịch Đà Nẵng “vênh” với Cục Thống kê?
- 14.08.2018 Du lịch Đà Nẵng hướng tới chất lượng, bền vững
Đó là chia sẻ của ông Trần Chí Cường, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Đà Nẵng tại Kỳ họp lần thứ 11 HĐND TP Đà Nẵng khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 (diễn ra từ ngày 9-11/7).
Theo ông Trần Chí Cường, du lịch, dịch vụ tiếp tục giữ vai trò là ngành mũi nhọn của thành phố, lượng du khách đến Đà Nẵng tăng cao. 6 tháng đầu năm 2019 khách du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 4,3 triệu lượt, tăng 15,1%; khách quốc tế ước đạt 1,8 triệu lượt, tăng 26,1%; tổng thu nhập từ hoạt động du lịch ước đạt 14.978 tỷ đồng, bằng 54,7% KH, tăng 15.1%.
Đà Nẵng vinh dự được được Tạp chí New York Times của Mỹ bình chọn thứ 15 trong nhóm 52 điểm đến năm 2019. Sân bay quốc tế Đà Nẵng xếp thứ 3 cả nước về đánh giá chất lượng dịch vụ hàng không…
"6 tháng đầu năm 2019 lượng du khách tới Đà Nẵng tiếp tục tăng, song mức chi tiêu bình quân và ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế 6 tháng đầu năm giảm; doanh thu của các dịch vụ lưu trú và lữ hành thấp", ông Cường cho biết.
Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Đà Nẵng cũng từ là Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng nêu ra nguyên nhân của tình hình trên là ngoài sự cạnh tranh gay gắt về thị trường thì lượng khách chi tiêu cao sử dụng dịch vụ lưu trú tiêu chuẩn 4-5 sao giảm; lượng khách chủ yếu hiện nay thuộc hạng trung và hạng thấp.
Bên cạnh đó, đến nay các cơ quan chức năng hiện vẫn chưa có sự quản lý, giám sát chặt chẽ, chưa có giải pháp hữu hiệu đối với tour giá rẻ và hoạt động lưu trú lữ hành nên vẫn tồn tại việc kê khai doanh thu chưa đúng, có hiện tượng mất cân đối, không sát với thực tế giữa lượt khách, doanh thu; phần mềm quản lý lưu trú dùng chung giữa các ngành chưa đưa vào sử dụng.
"Trước những dấu hiệu quá tải, áp lực lớn về cơ sở hạ tầng đối với đô thị Đà Nẵng như hiện nay thì việc phát triển thị trường ở các phân khúc đem lại giá trị tăng cao, đồng thời kiểm soát được thất thu là vấn đề đặt ra cho việc quản lý ngành du lịch của thành phố", ông Trần Chí Cường cho biết.
6 tháng đầu năm 2019 lượng du khách tới Đà Nẵng tiếp tục tăng, song mức chi tiêu bình quân và ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế 6 tháng đầu năm giảm; doanh thu của các dịch vụ lưu trú và lữ hành thấp.
Theo ông Cường, thị trường khách du lịch thời gian qua tập trung chủ yếu là khách Trung Quốc, Hàn Quốc (khách Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm 70% trong tổng lượng khách quốc tế), trong khi việc thu hút, phát triển các thị trường khác còn hạn chế, việc phụ thuộc vào một, hai thị trường khách rất dễ gây ảnh hưởng và rủi ro khi lượng du khách lớn này có xu hướng thay đổi điểm đến.
Du lịch đường thủy nội địa có sự phát triển khá về lượng khách, nhưng chỉ mới đầu tư nâng cấp các cảng tạm thời, thành phố vẫn chưa lập quy hoạch tổng thể mặt bằng các bến thủy nội địa theo sơ đồ vị trí đón trả khách và neo đậu tàu thuyền; chưa phê duyệt ý tưởng cảnh quan hai bên bờ sông Hàn nên việc triển khai kêu gọi đầu tư gặp nhiều khó khăn vướng mắc; một số điểm đến và dịch vụ trên tuyến vẫn chưa được đầu tư để phục vụ du khách…