Sự phục hồi tỷ lệ băm của Bitcoin, thị trường ngang hàng p2p ổn định và khối lượng giao dịch không thay đổi tại các sàn giao dịch Châu Á cho thấy nỗ lực ngăn cản tiền điện tử của Trung Quốc đã không hiệu quả.
- 04.08.2021 Mỗi năm kiếm được 54.000 đô la khi mới 19 tuổi - đào Bitcoin toàn thời gian là công việc như thế nào?
- 04.08.2021 Nhìn lại biến động Bitcoin tháng qua, chứng khoán và vàng thật êm đềm
- 20.07.2021 Hiện tượng hot girl tài chính dưới góc nhìn của nữ CEO Việt từng mời anh em tỷ phú Bitcoin về Việt Nam
- 14.07.2021 Tác giả "Thiên nga đen": Bitcoin có giá trị bằng 0 và không thể trở thành một đồng tiền pháp định hay "hầm trú ẩn"
Các nhà đầu tư tiền điện tử đã không đầu hàng trước cuộc đàn áp lớn nhất trong vài tháng của của Trung Quốc đối với loại tài sản dễ bay hơi này.
Trung Quốc đã hoàn toàn cấm khai thác tiền điện tử ở hầu hết các khu vực sau khi đưa ra thông báo trước hai tuần cho các nhà khai thác Bitcoin.
Động thái tiếp theo diễn ra vào ngày 16 tháng 6, khi Trung Quốc đã chặn kết quả tìm kiếm về các sàn giao dịch tiền điện tử.
Cuối cùng, vào ngày 21 tháng 6, Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc (PBoC) đã kêu gọi các ngân hàng và tổ chức tài chính kiểm tra kỹ tài khoản của khách hàng để xác định những người tham gia giao dịch tiền điện tử và vô hiệu hóa kênh thanh toán của họ.
Dễ dàng nhận thấy cuộc đàn áp khai thác này đã để lại những tác động ngắn hạn đối với thị trường tiền số như giá Bitcoin sụt giảm và gây ra mối lo ngại cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, cuộc đàn áp được đánh giá là không hiệu quả với những lý do thiết thực nhất.
Lý do thứ nhất là tỷ lệ băm (Hashrate - đơn vị đo lường khả năng giải thuật toán của các thiết bị đào tiền ảo) phục hồi lên 100 triệu TH/s.
Theo dữ liệu từ Blockchain.com, tỷ lệ băm đã chạm đáy ở mức 85 triệu TH/s sau khi lệnh cấm được ban hành và mở rộng.
Nhưng trong vòng chưa đầy 3 tuần, khả năng xử lý của mạng Bitcoin đã phục hồi lên 100 triệu TH/s.
Điều này đã hỗ trợ một số thợ mỏ chuyển thành công thiết bị khai thác của họ sang Kazakhstan, Canada hoặc Mỹ.
Thị trường ngang hàng (Peer to peer - p2p) vẫn tiếp tục hoạt động ổn định chính là lý do thứ hai đã làm đứt gãy nỗ lực đàn áp của Trung Quốc .
Mặc dù các công ty tham gia giao dịch tiền mã hóa đã bị cấm ở trong nước, nhưng mỗi cá nhân vẫn hoạt động như một đồng đẳng riêng lẻ cho phép các nhà đầu tư khác tiếp tục giao dịch thông qua họ.
Houbi và Binance cũng cung cấp một thị trường p2p tương tự và hỗ trợ giao dịch với nhiều loại tiền điện tử bao gồm Tether USD (USDT).
Dữ liệu từ Houbi ghi nhận hơn 10.000 giao dịch ngang hàng thành công trên bảng xếp hạng giao dịch của sàn.
Sau khi người dùng chuyển đổi fiat (tiền định danh) sang Stablecoin, họ có thể tiếp tục giao dịch trên các sàn giao dịch thông thường hoặc phái sinh.
Lý do cuối cùng, dù Trung Quốc có ban hành các lệnh cấm, nhưng khối lượng giao dịch tại các sàn giao dịch Châu Á vẫn chiếm ưu thế.
Cuộc đàn áp tiền điện tử của Trung Quốc có thể được phản ánh trên các sàn giao dịch lớn như Binance, OKEx hay Houbi.
Tuy nhiên, dữ liệu từ Cryptorank.io cho thấy các sàn giao dịch này không có biến động nào và vẫn chiếm ưu thế trước cuộc tấn công này.
Lệnh cấm khai thác và giao dịch Bitcoin của Trung Quốc có thể dẫn tới một số tiêu cực tạm thời và tác động làm giảm giá Bitcoin.
Dù vậy, thị trường và giá tiền điện tử đã phục hồi tích cực ngoài sự mong đợi của nhà đầu tư.