(Tổ Quốc) - Thông tin tại họp báo về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn TP.HCM chiều 25/4, Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) TP.HCM cho hay, năm 2024 có 14 giải chạy lớn (có số lượng trên 5000 người tham dự) trên địa bàn Thành phố.
- 11.04.2024 Runner ngóng chờ tranh tài tại giải chạy VPIM 2024: Đây là cách để bạn săn vé vừa nhanh lại còn được ưu đãi khủng!
- 15.03.2024 Zema Việt Nam - nhà đồng tài trợ giải chạy Run To Live 2024
- 14.03.2024 Talkshow Tiêu điểm: Kinh tế thể thao nhìn từ góc độ các giải chạy bộ
- 21.01.2024 Hơn 4.000 vận động viên tham gia Giải chạy Marathon đường mòn Việt Nam
- 17.11.2022 Phát triển phong trào thể thao quần chúng Thủ đô: Tạo tiền đề cho các mục tiêu xa
Sở VHTT TP.HCM cho biết, hiện nay trên địa bàn TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung, đã và đang tổ chức nhiều giải chạy bộ và được người dân đón nhận rất nhiệt tình, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy người dân ngày càng quan tâm đến sức khoẻ, chú trọng luyện tập thể dục thể thao để nâng cao thể chất và chạy bộ là môn thể thao dễ tiếp cận, mang lại hiệu quả cao cho sức khỏe người tập.
Các giải chạy được tổ chức dưới 02 hình thức: do các cơ quan nhà nước tổ chức, nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời phát động các phòng trào đến quần chúng nhân dân như: ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân, giải chạy Việt giã lực lượng vũ trang, giải Marathlon HCMC.
Và do các doanh nghiệp phối hợp với các đơn vị chuyên môn tổ chức. Bên cạnh hiệu quả về kinh tế, các giải chạy bộ do doanh nghiệp tổ chức còn góp phần mang lại hiệu quả phát triển phong trào tập luyện Thể dục thể thao.
Đồng thời, từ ngày 26/7/2023 UBND Thành phố ban hành Quyết định số 32/2023/QĐ-UBND ban hành quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn TP.HCM và các giải chạy bộ đều nằm trong đối tượng phải nộp phí sử dụng. Đến nay, 100% giải chạy đều đã thực hiện "đóng phí sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố" vào nguồn ngân sách của Thành phố.
Ngoài ra, các giải chạy đã đóng góp cho các quỹ từ thiện từ nguồn thu của các đơn vị tổ chức giải như hỗ trợ cho Quỹ bảo trợ Tài năng thể thao Thành phố, Quỹ an sinh xã hội ở các địa điểm tổ chức.
Như vậy, bên cạnh mục đích vận động, tuyên truyền, cổ động, phát triển phòng trào thể dục thể thao, các giải chạy giải chạy cũng mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, góp phần phát triển kinh tế xã hội của Thành phố.
Để đảm bảo an toàn cho người chạy, chống thương mại hóa và đảm bảo hiệu quả thiết thực của giải chạy, Sở VHTT trước khi tham mưu cho UBND Thành phố cho phép các chương trình được tổ chức đã chủ trì phối hợp các cơ quan nhà nước có liên quan rà soát kế hoạch, phân định trách nhiệm, nhiệm vụ của các Sở, ngành trực tiếp tham gia vào công tác tổ chức của giải. Trên cơ sở đồng thuận của các cơ quan quản lý nhà nước trên Sở VHTT tham mưu UBND Thành phố cho phép thực hiện giải.
Đồng thời hiện nay, Sở VHTT đã chủ động phối hợp cùng Liên đoàn Điền kinh Thành phố có ý kiến với Liên đoàn Điền kinh Việt Nam xây dựng bộ tiêu chí tổ chức giải chạy để đảm bảo công tác chuyên môn trong quá trình thực hiện.
Cùng với đó, Sở VHTT đã phân định lộ trình cụ thể đối với các giải chạy bộ trên địa bàn Thành phố tùy theo tính chất của mỗi giải; đơn vị tổ chức phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm trong công tác tổ chức giải chạy nhằm đảm bảo các yêu cầu cần thiết theo quy định.
Trong năm 2024 dự kiến sẽ có 14 giải chạy lớn (có số lượng trên 5000 người tham dự) trên địa bàn Thành phố gồm: Giải chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân, Giải chạy Chào mừng ngày giải phóng Miền Nam 30/4, Giải Running Diamond Cup 2024 (do Hội liên hiệp Thanh Niên Việt Nam tổ chức), Giải chạy Mid night Quận 1 (do UBND Quận 1 tổ chức), Giải Marathon Quốc tế Techcombank năm 2024, Giải HCMC (giải chạy TP.HCM), Giải Run to live, Giải Run for "Em", Giải Pocari run, Giải Night run , Giải Marathon VnExpress, Giải Marathon Cần Giờ Xanh lần 3, năm 2024, Giải Half Marathon "Tự hào Tổ quốc tôi" lần thứ 1, Giải HCMC Skyrun 2023 - Giải chạy bậc thang tại tòa nhà Bitexco.