(Tổ Quốc) -Các chuyên gia trong ngày hội tư vấn xét tuyển Đại học, cao đẳng năm 2018 khuyên thí sinh không nên thay đổi nhiều nguyện vọng xét tuyển.
- 14.07.2018 Hàng chục sinh viên được tiếp nhận làm việc tại Nhật, Singapore
- 14.07.2018 “Lớp học bơi cho cá” ở các trường tiểu học nông thôn
- 14.07.2018 Những lời khuyên hữu ích trước ngày điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH,CĐ 2018
- 15.07.2018 Những sự thật ‘khó tin’ ở kỳ thi THPT quốc gia 2018
Sáng ngày 15/07, tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Ngày hội tư vấn xét tuyển Đại học, cao đẳng năm 2018. Trong đó, nhiều thí sinh và phụ huynh thắc mắc về vấn đề thay đổi nguyện vọng và cơ hội trúng tuyển vào các trường đã đăng ký.
Thí sinh và phụ huynh được các tổ tư vấn các trường giải đáp thắc mắc về xét tuyển |
Suy nghĩ kỹ trước khi thay đổi các nguyện vọng
Đến với ngày hội tư vấn xét tuyển Đại học, cao đẳng năm 2018 có khá nhiều thí sinh thắc mắc liệu rằng có nên thay đổi các nguyện vọng đã đăng ký từ trước hay không. Và làm sao để có cơ hội trúng tuyển cao nhất nhưng vẫn vào được trường, ngành yêu thích?
Trả lời những câu hỏi này, PGS.TS tâm lý hướng nghiệp Phạm Mạnh Hà nói: “Trước khi thay đổi các nguyện vọng xét tuyển, thí sinh nên dựa vào các yếu tố sau đây: Thứ nhất, cần xem xét kỹ điểm chuẩn của các năm trước, lưu ý từ năm bắt đầu áp dụng hình thức thi 3 chung và điểm thi của mình để có sự điều chỉnh hợp lý. Thứ 2, thứ tự nguyện vọng xét tuyển cần nghiên cứu kỹ lưỡng và chắc chắn, không được thay đổi theo cảm tính. Và cuối cùng điều quan trọng nhất là phải cân nhắc ngành/ nghề mình yêu thích”.
Cũng theo ông, có rất nhiều thí sinh vì thấy điểm chuẩn các năm trước của các ngành/ trường đó khá thấp, nên thay đổi nguyện vọng vào. Nhưng các em đâu biết rằng có rất nhiều bạn cũng mang tâm lý này và dẫn đến cơ hội trúng tuyển không dễ như dự tính. Các trường top trên việc thay đổi điểm xét tuyển khá ít. Còn các trường nằm top giữa và dưới thường thay đổi rất lớn (có khi đến 2-3 điểm).
Ngoài ra, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn còn bổ sung thêm: “Thí sinh và phụ huynh cần lưu ý các nguyện vọng ưu tiên xét tuyển. Nguyện vọng 1 chính là ngành/ trường thí sinh thật sự yêu thích. Có thí sinh hỏi tôi rằng, nếu như em đậu cả nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2, nhưng e lại muốn đi học nguyện vọng 2 hơn thì có thể hủy nguyện vọng 1 được không? Điều đó là không thể. Bởi hệ thống sẽ xét tuyển từ nguyện vọng 1 đến các nguyện vọng phía sau, nếu như nguyện vọng 1 không đậu thì mới xét nguyện vọng 2 cho đến khi hết các nguyện vọng trong đơn đăng ký”.
Gương mặt lo lắng của thí sinh |
Với cách xét tuyển năm nay, thí sinh có thể có rất nhiều nguyện vọng mà không bị giới hạn, các nguyện vọng đều bình đẳng với nhau. Trong đó, nguyện vọng là ngành yêu thích vượt quá sức một chút, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3 cũng là ngành yêu thích nhưng điểm thi vừa phải một chút.
Điểm ưu tiên cho các khu vực và đối tượng
Vấn đề điểm ưu tiên cho các khu vực cũng là câu hỏi thắc mắc của nhiều thí sinh. Trong đó, có thí sinh đặt câu hỏi rằng: “Trong Pháp luật quy định các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều được bình đẳng với nhau. Nhưng tại sao các bạn dân tộc (trừ dân tộc Kinh) lại có sự phân biệt và được cộng nhiều điểm ưu tiên hơn?”
Đây là câu hỏi nhận được nhiều chú ý nhất. Trả lời thắc mắc này Th.s Nguyễn Mạnh Hùng- Bộ giáo dục Đại học- Bộ GD&ĐT nhấn mạnh: “Không chỉ là trong tuyển sinh, trong sinh hoạt và học tập thường ngày các bạn học sinh dân tộc cũng nhận được nhiều ưu tiên hơn. Sỡ dĩ như vậy vì điều kiện học tập của các bạn miền núi khó khăn hơn rất nhiều. Nên việc cộng điểm ưu tiên cho học sinh miền núi một phần là do khoảng cách đời sống- xã hội, phần còn lại là khuyến khích học tập”.
Điểm ưu tiên giữa các khu vực và đối tượng đã có sự thay đổi phù hợp. |
Tuy nhiên, điểm ưu tiên đã được rút ngắn dần. Nếu như trước đây các bạn miền núi, dân tộc thiểu số sẽ được cộng 5 điểm, thì bây giờ rút còn xuống ½ số điểm đó. Bên cạnh đó, chênh lệch giữa các khu vực (khu vực 1, khu vực 2 và khu vực 3) chỉ còn 0.25 điểm.
Bên cạnh đó, các chuyên gia và các nhà tư vấn đều khuyên thí sinh và người nhà rằng, không nhất thiết phải theo học Đại học, cao đẳng. Thí sinh có thể đăng ký theo học các trường nghề. Bởi vì mục đích cuối cùng khi học xong cũng chỉ là một công việc và một nghề cho bản thân mình.
Bài & Ảnh: Mai Trần