(Tổ Quốc) - Theo BQL Bản đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch và người dân, thời gian gần đây có xuất hiện sao biển, sứa ở các khu vực bãi tắm, đây có thể là nguyên nhân gây ngứa trong thời gian qua.
- 04.07.2018 Nổi ngứa và mẩn đỏ khi tắm biển ở Đà Nẵng
- 04.07.2018 Đi tắm biển bị sứa cắn cần phải xử lý thế nào?
Chiều 6/7, Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng có báo cáo gửi UBND TP Đà Nẵng về việc nước biển gây ngứa nổi dị ứng đốm đỏ trên da tại các bãi tắm trên địa bàn.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng, từ ngày 18/6, tại các bãi tắm đã xuất hiện tình trạng người dân đi tắm biến và bị ngứa nổi đốm đỏ trên da. Đến ngày 28/6, Sở Tài nguyên và Môi trường nhận được Công văn của Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng về việc nước biển gây ngứa nổi dị ứng đốm đỏ trên da.
Sau khi khảo sát thực tế, rà soát thông tin, Sở Tài nguyên và Môi trường xác định như sau:
Về kết quả theo dõi chất lượng môi trường biển: Chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2018 đang được triển khai thực hiện với tần suất 01 lần/tháng đối với nước biển ven bờ.
Liên quan khu vực biển Đông và vịnh Đà Nẵng có 10 vị trí quan trắc, trong đó phía biển Đông có 05 vị trí (04/5 vị trí là bãi tắm công cộng: Mỹ Khê, Non Nước, Phạm Văn Đồng, Bãi Rạn). Thông số quan trắc: pH, chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu ôxy hóa học (COD), Amoni, dầu mỡ và Colifonns.
Trong thời gian xuất hiện hiện tượng gây ngứa, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành quan trắc ngày 19/6. Kết quả cho thấy: các thông số môi trường cơ bản đạt yêu cầu so với quy chuẩn cho phép.
Ngành chức năng Đà Nẵng sẽ có cách thức cung cấp thông tin ở các khu vực bãi tắm có hiện tượng sứa, sao biển...để hạn chế người dân tắm biển trong thời gian này. |
Tổng hợp kết quả quan trắc từ tháng 01-6/2018, cụ thể: Nồng độ TSS dao động từ 6 + 56mg/l, có 01/24 mẫu là vượt quy chuẩn cho phép, vị trí duy nhất vượt QCVN là Non Nước vào đợt tháng 02/2018 (vượt 0,12 lần). Giá trị amoni là rất thấp so với quy chuẩn (dao động từ dưới 0,03-z-0,0Smgll). Nồng độ dầu mỡ trong 24 mẫu đều đạt yêu cầu (< 0,3 mg/l). Đối với mật độ vi sinh vật là đạt yêu cầu.
Trong các ngày 01-04/7, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục quan trắc chất lượng nước biển tại 06 vị trí bãi tắm phía Đông thành phố (Bãi Rạn, Phạm Văn Đồng, Mỹ Khê, vị trí gần nhà hàng Sao Biển, Xuân Thủy, Non Nước) chất lượng nước biển đều đạt yêu cầu so với quy chuẩn cho phép.
Theo báo cáo của Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải, thời gian từ ngày 18/6 đến nay, đặc biệt vào những ngày trời nắng nóng không có tình trạng nước thải từ hệ thống thoát nước tràn ra biển tại các cửa xả, đặc biệt khu vực biển Đông.
Dự kiến, hoạt động lấy mẫu phân tích sẽ được thực hiện liên tục 05 ngày từ ngày 04-08/7 tại các bãi tắm phía Đông để tiếp tục theo dõi. Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã gửi mẫu nước biển cho các đơn vị có chức năng (Trường Đại học Khoa học Huế, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng) để phân tích thêm về các chỉ tiêu sinh học.
Liên quan đến nước biển gây ngứa nổi dị ứng đốm đỏ trên da tại các bãi tắm phía biển Đông từ quận Sơn Trà đến Ngũ Hành Sơn. Theo thông tin từ BQL Bản đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch và người dân thì thời gian gần đây có xuất hiện sao biển, sứa ở các khu vực bãi tắm, đây có thể là nguyên nhân gây ngứa trong thời gian qua.
Để tiếp tục theo dõi tình trạng trên, Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất UBND thành phố: Giao Sở này chủ trì tiếp tục quan trắc chất lượng nước biển ven bờ tại các bãi tắm phía biển Đông trong thời gian tới;
Để xác định sinh vật biển có thể gây ngứa tại các bãi tắm, đề nghị UBND thành phố giao các Sở: Nông nghiệp, Phát triến nông thôn, Y tế, Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra báo cáo UBND thành phố;
Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp BQL Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch thành phố có cách thức cung cấp thông tin ở các khu vực bãi tắm có hiện tượng này để hạn chế người dân tắm biển trong thời gian này.