(Tổ Quốc) - Tất cả họ đều là những nghệ sĩ tài năng và đại diện tiêu biểu cho nền âm nhạc Việt Nam.
Nữ cao trữ tình là loại giọng phổ biến thường thấy ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nữ cao trữ tình (lirico soprano) được định nghĩa là một loại giọng nữ cao ấm áp, có độ sáng, giàu âm sắc, âm khu trung đầy đặn, bay bổng, mềm mại, thường thể hiện vai những người phụ nữ hiền lành, yếu mềm.
Ở Việt Nam, có vô số giọng nữ cao trữ tình, nhưng sau đây là những giọng nữ cao trữ tình xuất sắc và tiêu biểu nhất.
NSƯT Hà Phạm Thăng Long – giọng nữ cao opera xuất sắc
Dù là cái tên còn xa lạ với khán giả nhưng Hà Phạm Thăng Long vẫn xứng đáng là một trong những giọng nữ cao trữ tình tiêu biểu ở Việt Nam hiện nay.
Thăng Long sở hữu một chất giọng full lirico soprano vô cùng đầy đặn, chắc khỏe, quãng trung phát triển, âm lượng giọng hát lớn. Loại giọng này khá ít ở Việt Nam.
Một số khán giả nghe Thăng Long hát không mic ở Nhà hát lớn Hà Nội từng nói đùa rằng giọng hát của cô rất lớn, khiến họ có cảm giác như đang nghe Birgit Nilsson (một giọng nữ cao kịch tính huyền thoại với giọng hát khổng lồ) vậy.
Tất nhiên, Thăng Long vẫn còn rất nhiều hạn chế trong giọng hát, đặc biệt về vấn đề legato, chuyển giọng và điều khiển giọng hát sao cho linh hoạt, nhưng cô vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác.
Hồ Quỳnh Hương – sự pha trộn hài hòa giữa học thuật và đại chúng
Hồ Quỳnh Hương là một trong hai giọng nữ cao nổi bật nhất của nền nhạc nhẹ Việt Nam đương đại, cùng với Thu Minh.
Từng hai lần tốt nghiệp thủ khoa loại xuất sắc chuyên ngành thanh nhạc tại Đại học văn hóa nghệ thuật Quân đội, Hồ Quỳnh Hương được xem là nhân tài hiếm có tại ngôi trường truyền thống này. Khi ấy, với tài năng thiên phú, chỉ cần học thêm hai năm nữa là Hồ Quỳnh Hương có thể lên hàng trung úy, nhưng cô từ chối để theo đuổi con đường nhạc nhẹ.
Hồi còn đi học, Hồ Quỳnh Hương hát các aria cổ điển rất hay bằng head voice, nhưng do chuyển qua nhạc nhẹ đã lâu nên các màn hát nhạc cổ điển gần đây của cô bị giảm tới 80% phong độ. Dù vậy, cô vẫn thể hiện được một nền tảng kĩ thuật vững chắc, hơn hẳn nhiều ca sĩ nhạc nhẹ hiện nay.
Hồ Quỳnh Hương sở hữu một âm sắc giọng rất đẹp, sáng mảnh, ngọt ngào nhưng vẫn đầy đặn, ấm áp, lại khá linh hoạt. Legato của cô rất mịn, liền mạch và mềm mại, kết nối tốt với nhau.
Vì đã được đào tạo bài bản về thanh nhạc cổ điển, nên Hồ Quỳnh Hương vượt trội hơn hẳn các ca sĩ khác về head voice. Head voice của cô rất ấm, tròn trịa, vang xa và ít gợn, ngân rung và chuyển giọng rất mượt.
Nhờ nắm vững passagio, Hồ Quỳnh Hương có thể được xem là một trong những ca sĩ hát giọng pha (mixed voice) tốt nhất nền nhạc nhẹ đương đại. Quãng giọng pha của cô rất rộng, trải dài từ C5 tới B5 và luôn được hỗ trợ tốt, vang đều ở các note nhạc. Đặc biệt, Hồ Quỳnh Hương có thể belt tới G5 full voice với open throat, full resonance, chuẩn vị trí âm thanh, vị trí thanh quản, thư giãn thoải mái, điều mà giọng nữ cao nội lực hơn cô là Thu Minh chưa làm được.
Nhờ chất giọng đẹp thiên phú và kĩ thuật thanh nhạc điêu luyện, Hồ Quỳnh Hương đã giành được rất nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Cô cũng là ca sĩ Việt Nam đầu tiên được góp mặt trong vở nhạc kịch Loving the silent tears của Hollywood do đạo diễn lừng danh Vincent Paterson chỉ đạo.
Hà Trần – Diva có lối hát biến hóa
Hà Trần có thể được coi là một tấm gương về sự nỗ lực học hỏi, rèn luyện, khi bằng sự miệt mài luyện thanh, cô đã biến giọng hát yếu, mỏng bẩm sinh của mình thành một trong những giọng nữ cao đẳng cấp của Việt Nam.
Về kĩ thuật thanh nhạc, có lẽ không một giọng nữ nào ở nhạc nhẹ Việt Nam dám qua mặt Hà Trần, khi cô được đào tạo liên tục hàng chục năm trong một gia đình giàu truyền thống nghệ thuật với bố là nghệ sĩ nhân dân Trần Hiếu, mẹ là nhà giáo ưu tú Vũ Thúy Hiền (nguyên trưởng khoa Thanh nhạc - Nhạc viện Hà Nội), chú là nhạc sĩ Trần Tiến và tốt nghiệp hệ đại học khoa Thanh nhạc - Nhạc viện Hà Nội.
Với sự kết hợp tuyệt vời giữa cổ điển và hiện đại, cô có thể hát pianissimo (kĩ thuật hát nhỏ tiếng) trên những legato (hát liền nốt) rất mượt mà, chuẩn mực, lại vừa có thể scat singing (một loại kĩ thuật khó của dòng nhạc Jazz) và cũng belt được những nốt cao vút. Dù rất hiếm khi phô diễn giọng hát, nhưng đã có lần, Hà Trần belt và giữ nốt Fa thăng (F#5) căng tràn, thoải mái, cộng hưởng vang rền đầy nội lực trong màn trình diễn ca khúc Dệt tầm gai tại Monsoon 2014.
Ngoài ra, Hà Trần cũng là giọng nữ cao hiếm hoi ở Việt Nam có thể hát đẹp và thoải mái trên quãng trầm, không thua kém gì một giọng nữ trung trầm nào.
Nhưng với tư duy âm nhạc sâu sắc, Hà Trần hiếm khi sử dụng kĩ thuật để trưng trổ nốt này nốt kia, mà dùng nó để biến giọng hát thành một thứ nhạc cụ đặc biệt, biến hóa hư ảo, để hòa cùng nhạc và tôn nhạc sĩ lên, đúng với tinh thần của một nghệ sĩ indie (các nghệ sĩ dòng indie phải tự thân vận động trong tất cả các khâu từ sáng tác, hòa âm, sản xuất, quảng bá và phát hành)
Giong mình khoảng gần 3 quãng tám, nhưng khoảng đẹp là 2 quãng 8 rưỡi. Chất giọng là nữ cao và nhẹ (rất hiếm) nên có thể chạy note chùm, note lướt rất nhanh".