• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Những vụ đại án tốn giấy mực được đưa ra xét xử trong năm 2018

Thời sự 31/12/2018 11:23

(Tổ Quốc) - Năm 2018 đi qua với những chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Hàng loạt đại án kinh tế-tham những gây chấn động dư luận, làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của Nhà nước và doanh nghiệp đã được đưa ra xét xử.

Nhiều cán bộ cấp cao, từng giữ vị trí chủ chốt trong các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế quan trọng hàng đầu của đất nước đã phải cúi đầu nhận tội trước pháp luật, với những bản án thích đáng.

Tất cả những vụ đại án này, đều thu hút sự chú ý, theo dõi của đông đảo nhân dân cả nước. Qua những phiên tòa này, đã củng cố thêm niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiêm minh của pháp luật.

Cùng báo Tổ Quốc điểm lại một số những vụ đại án được đưa ra xét xử trong năm 2018:

Những vụ đại án được đưa ra xét xử trong năm 2018 - Ảnh 1.

Bị cáo Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng (VNCB)

Mở đầu cho việc xét xử những vụ đại án trong năm 2018 phải kể đến vụ xét xử giai đoạn hai đối với Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng (VNCB) về tội ‘Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng’. Đây cũng được coi là đại án kinh tế gây thiệt hại số tiền lớn nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam với số tiền thiệt hại lên tới 9.000 tỷ đồng.

Những vụ đại án được đưa ra xét xử trong năm 2018 - Ảnh 2.

Bị cáo Đinh La Thăng

Ngày 8/1, TAND TP Hà Nội đã đưa ra xét xử vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản", xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Có 22 bị cáo bị đưa ra xét xử, gồm Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN), Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT, TGĐ Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC) cùng 20 cựu lãnh đạo, cán bộ của PVN và PVC.

Những vụ đại án được đưa ra xét xử trong năm 2018 - Ảnh 3.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh

Ngày 24/1, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án "Tham ô tài sản" xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land). Trong vụ án này,  Trịnh Xuân Thanh cùng 7 bị cáo bị cáo khác cùng hầu tòa về tội "Tham ô tài sản" theo quy định tại Điều 278, khoản 4, điểm a - Bộ luật Hình sự năm 1999.

Những vụ đại án được đưa ra xét xử trong năm 2018 - Ảnh 4.

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ - Út đầu trọc

Ngày 30/7, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước đối với bị cáo Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm", Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79) cùng 2 đồng phạm là ông Phan Hữu Tuấn (cựu Tổng cục phó Tổng cục Tình báo - Bộ Công an) và ông Nguyễn Hữu Bách (cán bộ Bộ Công an). Vụ án này đã được TAND TP Hà Nội thông báo xử kín nhưng tuyên án công khai.

Những vụ đại án được đưa ra xét xử trong năm 2018 - Ảnh 5.

Hai bị cáo Phan Anh Văn Vũ (Vũ nhôm) và Trần Phương Bình

Sáng ngày 27/11, TAND TP.HCM đã đưa đưa Phan Văn Anh Vũ, nguyên TGĐ ngân hàng Đông Á (DAB) và ông Trần Phương Bình ra xét xử vì liên quan đến hàng loạt sai phạm, thất thoát ở ngân hàng này. Trong vụ án này, Trần Phương Bình cùng các bị can đã gây thiệt hại cho DAB tổng số tiền gần 3.600 tỷ đồng.

Những vụ đại án được đưa ra xét xử trong năm 2018 - Ảnh 6.

Bị cáo Phan Văn Vĩnh

Ngày 12/11, TAND tỉnh Phú Thọ xét xử sơ thẩm ông Phan Văn Vĩnh (cựu trung tướng, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát) và Nguyễn Thanh Hóa (cựu cục trưởng C50) vì những vi phạm liên quan tới vụ tổ chức đánh bạc nghìn tỷ trên mạng internet.

Vụ án này đặc biệt thu hút sự chú ý của dư luận bởi trong số những bị can có liên quan có những người giữ các chức vụ cao trong ngành Công an như cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh và cựu Cục trưởng Cục C50 Nguyễn Thanh Hóa.

Đây là vụ án có quy mô rộng, số lượng bị cáo lớn, mang tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó có cả các bị cáo công tác trong cơ quan bảo vệ pháp luật, xảy ra ở Phú Thọ và một số tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước.

Đây cũng là vụ án đầu tiên xét xử các đối tượng đánh bạc trực tuyến sử dụng công nghệ cao, với số lượng bị cáo đông, rất nhiều bị cáo là người có trình độ xuất sắc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Quy mô đánh bạc xảy ra trên không gian mạng, không chỉ có trên phạm vi cả nước mà còn cả quốc tế. Tổng thu lời bất chính vào dịch vụ đánh bạc trái phép là hơn 9.000 tỷ đồng.

Theo đại diện Viện Kiểm sát, thực tế thu hồi lại tiền, tài sản do phạm tội mà có lên đến mức kỷ lục tố tụng tư pháp Việt Nam, thu giữ hơn 1.300 tỷ đồng tiền mặt, kê biên hơn 240 tỷ đồng cùng nhiều tài sản, ô tô, sổ tiết kiệm.

Những vụ đại án được đưa ra xét xử trong năm 2018 - Ảnh 7.

Bị cáo Đặng Thanh Bình

Ngày 5/12, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở phiên tòa xét xử phúc phẩm vụ án Đặng Thanh Bình (cựu phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước) và các đồng phạm về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Phạm Thanh Bình được cho là đã không thực hiện đúng phương án do chính Ngân hàng Nhà nước đề xuất để kiểm tra năng lực tài chính của nhóm cổ đông Thiên Thanh, tạo điều kiện cho nhóm cổ đông này điều hành và nắm giữ ngân hàng Xây dựng (VNCB), sử dụng ngân hàng này như một phương tiện phạm tội. Kể từ khi nhóm cổ đông Thiên Thanh điều hành, ngân hàng làm ăn thua lỗ, vốn chủ sở hữu tiếp tục âm, nợ xấu tăng cao.

Vào thời điểm khởi tố vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm năm 2014, vốn chủ sở hữu của VNCB âm hơn 18.000 tỉ đồng, gấp sáu lần so với lúc chưa tái cơ cấu, nợ phải trả là hơn 38.000 tỉ đồng. Vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm đã xác định thiệt hại là hơn 15.000 tỉ đồng. Hậu quả của vụ án khiến Ngân hàng Nhà nước buộc phải mua lại VNCB với giá 0 đồng./.

Vi Phong

NỔI BẬT TRANG CHỦ