(Tổ Quốc) - Gần 50 năm hoạt động không ngừng nghỉ cho nghệ thuật sân khấu và điện ảnh, ở bất cứ vai diễn nào dù là nhập vai chính diện hay phản diện, vào vai chính hay vai phụ, NSND Kim Xuân luôn đặt tâm làm "tròn vai" và sống thật với nhân vật. Để rồi, sau mỗi vai diễn, mỗi nhân vật cho Nghệ sĩ Kim Xuân một cuộc đời để sống.
NSND Kim Xuân mở đầu câu chuyện đầu xuân là góc nhìn đầy triển vọng về thế hệ trẻ, về nghệ sĩ trẻ bây giờ cũng như nền nghệ thuật nước nhà qua quá trình hợp tác. Nữ nghệ sĩ tự hào khi đội ngũ làm việc từ đạo diễn, diễn viên đến khâu tổ chức các hoạt động nghệ thuật đã có sự tiến bộ. Nói về thế hệ trẻ ngày nay, NSND Kim Xuân tự hào vì lĩnh vực nghệ thuật nước nhà dần có sự chuyển mình rõ rệt, tự tin thắp lên hy vọng về một tương lai tươi sáng của nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam, khi càng có nhiều người trẻ tâm huyết, sáng tạo và kiên trì với con đường nghệ thuật truyền thống.
Một đời được sống, làm nghề và cống hiến hết mình cho nghệ thuật
Với những người trẻ thuộc thế hệ 8x, 9x và genZ, nghệ thuật sân khấu truyền thống Việt Nam như kịch, cải lương, tuồng... hiện nay đã có sự thay đổi, phát triển và chuyển mình tích cực. Sân khấu kịch dần phục hồi, sáng đèn từ thứ Tư đến Chủ nhật, khán giả, nhất giới trẻ, đã quan tâm đến loại hình sân khấu hài kịch thời gian gần đây. Một số sân khấu xã hội hóa như Thiên Đăng, Trương Hùng Minh, Hoàng Thái Thanh, Quốc Thảo, Thế Giới Trẻ, Nhà hát Thanh Niên thu hút được lượng khán giả mỗi tối.
Nhưng với NSND Kim Xuân, thời hoàng kim của sân khấu, nhất là sân khấu kịch, chỉ còn là ký ức. Nếu để nói về mật độ hoạt động của sân khấu kịch, NSND Kim Xuân nhớ lại khoảng thời gian trước từ những năm 1975 ở Sài Gòn có không dưới 30 rạp hát, một thời hưng thịnh của sân khấu. Những cụm rạp tập trung chủ yếu ở trung tâm Sài Gòn (nay là Quận 1, Quận 3, Quận 5). Các cụm rạp hạng sang gồm rạp Trần Hưng Đạo - Nguyễn Văn Hảo - Aristo nay là khách sạn New World Sài Gòn. Gần chỗ chợ Cũ là rạp Kim Châu, còn một loạt rạp là Lệ Thanh B, rạp Nhân dân Hào Huê. Về chợ Bà Chiểu là có rạp Cao Đồng Hưng, rạp Đại Đồng và rạp Thiên Đăng bây giờ trước là Văn Hoa Đa Kao, rạp Cầu Bông, rạp Lạc Xuân.
Tuy số lượng rạp hát rất nhiều với trên dưới 20 đoàn cải lương nhưng cả Sài Gòn chỉ có 3 đoàn kịch, gồm đoàn kịch Bông Hồng của cố nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng, đoàn kịch Kim Cương của NSND Kim Cương và đoàn kịch Cửu Long Giang bây giờ đổi tên là Nhà hát Kịch Thành phố.
NSND Kim Xuân nhớ lại: "Mỗi khi bắt đầu diễn cho tuần mới, người đại diện các đoàn sẽ đến Sở Văn hóa bốc thăm vào thứ Hai đầu tuần. Mỗi đoàn kịch sẽ đi diễn đều đặn ở các rạp trong Thành phố. Các đoàn diễn suốt từ thứ Ba đến Chủ nhật, thứ Hai là ngày nghỉ để cho hậu đài chuyển bến qua một rạp khác. Những rạp lớn như Nhà hát Hòa Bình có những đêm (có vở diễn hay) bán trên dưới 2000 vé."
Khoảng thời gian từ năm 1977 đến những năm 1990, các rạp đều sáng đèn hằng đêm. Đêm nào, NSND Kim Xuân cũng đều đặn đi diễn các nơi từ thứ Ba đến Chủ nhật. Tất bật với công việc diễn xuất nhưng đồng lương lúc đó vẫn còn khiêm tốn. Tuy nhiên, điều để các anh chị em nghệ sĩ cảm thấy vui và hạnh phúc trong giai đoạn đó là được làm nghề, sống và cống hiến hết mình cho nghệ thuật.
Là người chứng kiến hết những thay đổi về một thời kỳ vàng son của sân khấu kịch, NSND Kim Xuân bày tỏ sự thấu hiểu của thời cuộc. Đó là xu thế chung của xã hội không chỉ ở Việt Nam, cả các nước trên thế giới cũng diễn ra điều này.
Theo góc nhìn của nữ nghệ sĩ, ngày xưa những rạp hát ra đời do nhu cầu của người dân lúc bấy giờ. Khi đó, người dân ít có những thưởng ngoạn, giải trí đa dạng như hiện tại. Thời gian đó, các bạn trẻ muốn xem văn nghệ, giải trí chỉ ra sân khấu Trống Đồng, sân khấu 126, sân khấu ca múa nhạc Đầm Sen để xem ca nhạc cuối tuần, cao cấp hơn là đến phòng trà thưởng thức âm nhạc. Ngày nay, việc vui chơi giải trí đa dạng hơn khi Internet ra đời, khán giả có thể ngồi ở nhà xem phim, thưởng thức ca nhạc hay truy cập mạng xã hội.
Với NSND Kim Xuân, sau mỗi vai diễn "ám ảnh", không chỉ riêng mình mà bất kỳ một người nghệ sĩ nào cũng cần có vài ngày để dành cho mình một khoảng lặng. Mỗi người cần tìm nơi riêng, làm việc riêng, đọc sách hay nghe nhạc thư giãn, không tiếp xúc với người khác, kể cả người thân mới thấy tâm bình an, tự buông bỏ, thoát ly khỏi nhân vật mà mình từng thủ vai.
Khả năng quan sát, hiểu nhân vật và có chất liệu cuộc sống
Vào nghề từ thuở đôi mươi, đến nay, NSND Kim Xuân đã cống hiến 46 năm cho hoạt động nghệ thuật, với hàng trăm vai diễn lớn nhỏ khác nhau trên các sân khấu kịch, điện ảnh và truyền hình. Gần nửa thế kỉ miệt mài, nghiêm túc, sáng tạo và hết mình trong hành trình sự nghiệp không chỉ giúp cô có nhiều vai diễn "để đời", ghi dấu ấn trong lòng khán giả mà còn khiến nghệ sĩ thêm yêu và thấu hiểu, gắn bó với nghiệp diễn dù nay đã có tuổi.
Ngần ấy năm, chiều dài hoạt động nghệ thuật được đo bằng con số hàng chục, "gia tài" nghệ thuật của NSND Kim Xuân có đủ các tác phẩm ở nhiều thể loại từ kịch nói, phim truyền hình, phim điện ảnh, MV ca nhạc, Web drama. Khi nhìn lại những tác phẩm này, NSND Kim Xuân vẫn gọi vai diễn trên thánh đường sân khấu bằng sự yêu thương trìu mến, ngọt ngào như cách người ta vẫn nhắc về mối tình đầu của mình.
NSND Kim Xuân nhớ lại những vai diễn bằng sự thấu cảm của một nghệ sĩ ở thời hiện đại, nhìn về những nhân vật từng làm cô vừa khóc, cười vừa đau khổ đến yêu thương hay những lần trăn trở khi sân khấu mở màn.
Năm 1990, nghệ sĩ Kim Xuân có cơ duyên làm việc cùng tác giả Huỳnh Phúc Điền và đạo diễn Hồng Phúc trong vở "Cõi tình". Đó là vở diễn được sân khấu kịch 5B và đoàn kịch Trẻ hợp tác tham gia Liên hoan Sân khấu nhỏ toàn quốc lần 1, ở Quảng Ninh năm 1991 khiến nữ nghệ sĩ cứ đau đáu trăn trở về cuộc đời và số phận của nhân vật.
Đến hiện tại, khi nhắc lại nghệ Với NSND Kim Xuân, sau mỗi vai diễn "ám ảnh", không chỉ riêng mình mà bất kỳ một người nghệ sĩ nào cũng cần có vài ngày để dành cho mình một khoảng lặng. Mỗi người cần tìm nơi riêng, làm việc riêng, đọc sách hay nghe nhạc thư giãn, không tiếp xúc với người khác, kể cả người thân mới thấy tâm bình an, tự buông bỏ, thoát ly khỏi nhân vật mà mình từng thủ vai. sĩ vẫn nhớ như in câu thoại trong tác phẩm: "Chúng ta sinh ra để được sống chứ không phải chuẩn bị sống".
Hay còn đó những vai diễn "ám ảnh" vô hình khi có thời gian dài trụ ngoài vùng đất Duy Xuyên (Quảng Nam) để hoàn thành bộ phim "Huyền thoại bất tử", cả những bộ phim sau này như "Có căn nhà nằm nghe nắng mưa", "Hạnh phúc máu", "Quỷ cẩu". Sau những lần đó, nghệ sĩ Kim Xuân phải nhiều đêm mất ăn mất ngủ, phải mất một tuần mới hết ám ảnh và bình tâm trở về nhịp sống đời thường.
Đến năm 1997, NSND Kim Xuân bắt đầu về diễn cho sân khấu Idecaf. Vở diễn đầu tiên cô tham gia tại sân khấu này là "Tình yêu dành cho hai người" của đạo diễn Trần Minh Ngọc. Duyên nghề một lần nữa đưa cô đến với vai diễn để đời trong "Thời con gái đã xa". Đó là vở khép lại Liên hoan sân khấu mùa thu năm 1998. Đến hiện tại, những vở kịch như "Ngôi nhà không có đàn ông" hay "Người lạ, người thương, người dưng" vẫn còn được dựng ở các sân khấu kịch ngày nay.
Khi được hỏi về chất liệu bình dị, chân phương trong từng vai diễn gửi đến khán giả, điều này được nữ nghệ sĩ nuôi dưỡng ra sao? NSND Kim Xuân cho biết, đến thời điểm hiện tại vốn quý nhất của một người diễn viên là khả năng quan sát, giao lưu, phán đoán sự việc, thoát vai, cẩn trọng sử dụng từ ngữ, hiểu về nhân vật và có chất liệu cuộc sống. Từ đó, NSND Kim Xuân chiêm nghiệm, trong mỗi vai diễn "Mỗi nhân vật cho mình một cuộc đời để sống".
Nữ nghệ sĩ kể về chuyến công tác thiện nguyện trong chương trình mang tên "Ngôi nhà mơ ước". NSND Kim Xuân đến một vùng nông thôn cùng chương trình ở nơi rất xa Thừa Thiên Huế, lúc đó nữ diễn viên gặp gỡ một người phụ nữ trên gương mặt không dưới 100 nếp nhăn, cả cuộc đời người phụ nữ là đi mót lúa, kiếm được bao nhiêu tiền là để dành gửi cho người con trai học đại học ở thành phố. Người phụ nữ ấy là một trong số những người mà NSND Kim Xuân ấn tượng sâu sắc chưa bao giờ nguôi ngoai.
Mỗi nhân vật trải nghiệm, từ gương mặt cho đến cử chỉ, hành động đã mang lại cho nữ diễn viên nguồn cảm hứng trong diễn xuất. NSND Kim Xuân nhớ lại hình ảnh về một người mẹ tảo tần nuôi con, cùng nét mặt hiền hậu và đôi mắt nhìn xa xăm đã khắc sâu vào trí nhớ của nữ nghệ sĩ. Đó là một trong những hình ảnh đời thực đầy cảm hứng, giúp nữ diễn viên chuyển hóa thành cảm xúc trong từng vai diễn của NSND Kim Xuân khi hóa vai người mẹ, người bà trong tác phẩm nghệ thuật.
Với NSND Kim Xuân, sau mỗi vai diễn "ám ảnh", không chỉ riêng mình mà bất kỳ một người nghệ sĩ nào cũng cần có vài ngày để dành cho mình một khoảng lặng. Mỗi người cần tìm nơi riêng, làm việc riêng, đọc sách hay nghe nhạc thư giãn, không tiếp xúc với người khác, kể cả người thân mới thấy tâm bình an, tự buông bỏ, thoát ly khỏi nhân vật mà mình từng thủ vai.
Vẫn còn đó những câu chuyện chưa bao giờ là cũ với người nghệ sĩ này. Bởi hơn ai hết, một đời nghệ thuật cùng những vai diễn "để đời" đã mang về danh tiếng, vị thế và trên tất cả là sự mến mộ của khán giả. Và nay, khi đã sắp bước qua tuổi 70, cạnh niềm vui bên con cháu cùng những chuyến đi thiện nguyện đáng trân trọng, thì ở người nghệ sĩ này sức sống nghệ thuật vẫn đang còn chảy, để đều đặn người ta vẫn lại thấy hình ảnh người vợ, người mẹ, người bà phúc hậu, mẫu mực này trên những màn nhung sân khấu, trên màn ảnh nhỏ...
NGƯỜI TRẺ LUÔN TRÂN TRỌNG NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU
Thực tế là những show diễn về nghệ thuật tái hiện lịch sử - văn hóa hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc có giá vé lên cao (từ 300 ngàn đến 1 triệu đồng/ vé/người) luôn "cháy vé", có sức hút đặc biệt đến thế hệ trẻ. Những show diễn nghệ thuật như "Ký ức Hội An", "Tinh hoa Bắc Bộ" có giá vé lên đến 1 triệu đồng vẫn được du khách trẻ sẵn sàng chi tiền, hết lời khen ngợi bởi đã tái hiện lại những tinh hoa văn hóa Việt Nam thời xưa một cách chân thực và sống động, đã đạt nhiều kỷ lục và được mệnh danh là "show diễn đáng xem nhất Việt Nam".
Hay như loại hình sân khấu kịch những tưởng "chẳng ai xem" lại được người trẻ đón nhận hết sức tự nhiên. Những vỡ diễn của sân khấu Thế Giới Trẻ, Thiên Đăng, Idecaf... với sự góp mặt của những tên tuổi nghệ sĩ gắn liền tuổi thơ đối với không những thế hệ 7x, 8x, 9x và cả Gen Z thời nay như Kim Xuân, Ngọc Giàu, Thành Lộc, Hữu Châu, Trung Dân, Thanh Thủy, Minh Nhí... chưa đêm nào trống ghế. Đặc biệt, seri vở "Ngày xửa ngày xưa" hay "Tấm Cám"... dù diễn đi diễn lại không biết bao nhiêu lần vẫn được phụ huynh, trẻ em, người trẻ yêu thích và đón nhận.