(Tổ Quốc) – Chia sẻ với báo điện tử Tổ Quốc, NSND Trọng Trinh tiết lộ: “Khủng hoảng kinh tế thì còn hồi lại được, chứ khủng hoảng tinh thần để lại trong mình vết sẹo rất lớn”.
- 09.07.2020 Xuân Bắc, Trọng Trinh, Quốc Khánh cùng đông đảo nghệ sĩ tới tiễn đưa NSƯT Hoàng Yến "Của Để Dành"
- 26.10.2019 NSND Hoàng Dũng, NSND Trọng Trinh tiết lộ những cảnh quay phải làm tới 72 lần chỉ vì một câu thoại
- 29.03.2018 Đạo diễn Trọng Trinh thử sức với “bom tấn” Cả một đời ân oán
- 31.12.2016 Phản ứng bất ngờ của đạo diễn Trọng Trinh khi bị “tố” đạo kịch bản phim Tết 2017
Con khóc, gọi điện xin bố gửi tiền đóng học phí, tiền ăn
+ Mới đây, anh tiếp tục tham gia bộ phim "Lửa ấm", vậy anh có thể tiết lộ nhiều hơn về thông tin bộ phim?
- "Lửa ấm" với đề tài phòng cháy chữa cháy và y tế khá khô khan, nặng về chuyên môn, cho nên phim này làm trong thời gian rất dài và làm rất khó. Anh em phải bàn bạc rất kỹ làm thế nào để phim nói được nội dung mà vẫn thu hút, "mềm mại" với người xem. Đạo diễn Đào Duy Phúc ngỏ lời mời tôi vào vai một bác sĩ, một người thầy quá tận tâm, hết mình với công việc, quên cả hạnh phúc riêng.
Nhân vật thầy giáo Văn có nội tâm hết sức phức tạp. Khi đọc kịch bản xong, tôi bèn đề nghị đạo diễn bổ sung thêm một số phân đoạn, khi nhân vật gặp trầm cảm sẽ có biểu hiện gì, nội tâm ra sao. Những cái đấy mình cũng phải tìm hiểu thực tế.
+ Khi hóa thân vào nhân vật bác sĩ Văn, anh thấy có điểm nào tương đồng với mình?
- Trừ điểm rơi là đều gặp trầm cảm còn tính cách không giống chút nào. Tôi là con người tự do, thoải mái, làm việc với tôi phải vui vẻ, đầy tiếng cười.
+ Anh nhắc đến trầm cảm. Bản thân anh đã trải qua trầm cảm bao giờ chưa?
+ Có chứ, nhưng cách đây hơn 10 năm rồi. Lúc ấy tôi gần như không biết đi đâu về đâu. Khủng hoảng kinh tế thì còn hồi lại được, chứ khủng hoảng tinh thần để lại trong mình vết sẹo rất lớn. Nhưng lúc ấy bên cạnh mình còn có người thân, bạn bè.
+ Vậy anh vượt qua bằng cách nào?
- Chính là cuộc điện thoại của con trai đầu gọi cho tôi, lúc ấy cháu đang đi du học. Con khóc, gọi điện xin bố gửi tiền đóng học phí, tiền ăn. Tôi sực tỉnh và nhận ra rằng, nếu mình buông, mình lỡ, mình chán nản thì con cái sẽ bị ảnh hưởng. Điều ấy thức tỉnh tôi, bắt buộc tôi phải trở lại với công việc. Trước đó, dù có làm nhưng tôi không tập trung, không để tâm, rồi tối không ngủ được. Tôi phải xốc lại tinh thần, là chỗ dựa cho các con. Thế nên tôi mới nói, để vượt qua trầm cảm, phải có gì đó trong sâu thẳm mới đủ sức kéo họ lên được.
+ Dường như sau khi về nghỉ hưu, anh còn bận rộn hơn trước?
- Thời gian trước khi nghỉ hưu, tôi đã dành nhiều thời gian cho công việc đạo diễn. Thú thực, khi quay lại với nghiệp diễn viên tôi có rất nhiều thay đổi. Tôi có thêm nhiều trải nghiệm để làm đầy đặn và phong phú hơn quá trình hoạt động nghệ thuật của mình. Quan trọng là khi được sống với đam mê, tôi cảm thấy thoải mái và hứng khởi hơn.
+ Khi làm công việc của diễn viên và đạo diễn, anh thấy công việc nào sẽ áp lực hơn?
- Hồi mới vào nghề diễn viên, tôi không ít lần rơi vào cảnh nợ nần vì tiền cát-xê trả chậm, không đủ cho sinh hoạt hằng ngày. Vì thế có thể nói, làm đạo diễn sướng hơn diễn viên về mặt tài chính (cười). Tuy nhiên, nếu diễn viên chỉ cần lo diễn xuất tốt thì đạo diễn lại phải chịu trách nhiệm nhiều nhất trong một bộ phim, bao gồm cả kinh phí lẫn chất lượng phim. Bên cạnh đó, phải ngồi "casting" chọn từng diễn viên.
Ví dụ, bộ phim có 100 diễn viên thì phải quản lý số lượng đó trong suốt quá trình quay phim mấy tháng liền. Khi quay xong, lại tiếp tục cùng ekip dựng phim xử lý hậu kỳ, lồng tiếng… Phải ngồi xem từng tập thật kỹ. Một tập phim có độ dài 45 phút được phát sóng trên truyền hình, khán giả có thể xem trong chốc lát, nhưng đó là cả một quá trình hoạt động nghệ thuật của anh em đoàn phim.
Yêu người trẻ thì mình phải luôn trong trạng thái "luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu"
+ Xin được hỏi thật, có khi nào vì có nhiều kinh nghiệm về diễn xuất nên khi làm đạo diễn anh lại áp đặt lên diễn viên không?
- Có đấy. Tôi cũng đau đầu vì diễn viên cãi đấy (cười). Nhưng trên phim trường phải có tương tác, phản biện mới ra vấn đề. Mình là đạo diễn nắm chắc đường dây câu chuyện, mạch tâm lý, nhưng diễn viên họ cũng có cảm nhận, có quan điểm của họ. Làm nghệ thuật, ai cũng có cái tôi và cảm nhận vai diễn của riêng mỗi người. Tôi và các diễn viên khi làm việc cũng đều phân tích, nói chuyện để làm một cách tốt nhất. Vì từng làm diễn viên nên tôi càng hiểu, nếu mình làm đạo diễn mà căng thẳng sẽ làm đứt cảm xúc diễn. Vậy nên tôi luôn muốn tạo không khí thoải mái cho họ sáng tạo, thăng hoa nhưng có sự kiểm soát.
+ Anh kết hôn lần 2 với người vợ kém mình khá nhiều tuổi. Vậy cuộc hôn nhân này của anh có gặp nhiều khó khăn về suy nghĩ, lối sống không?
- Yêu người trẻ thì mình phải luôn trong trạng thái "luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu" (cười). Đây là một điều tôi buộc phải chấp nhận để sự chia sẻ vợ chồng luôn giữ được bền lâu. Khi tôi kết hôn, đã có nhiều người hoài nghi và e ngại vấn đề tôi đã lớn tuổi thì không thể sống như thời còn trẻ. Như vậy sẽ khó để giữ lửa hôn nhân. Tuy nhiên, có một cái rất lạ, đó là cứ ghét của nào trời trao của đấy. Một anh ít nói lại gặp một cô nói suốt ngày. Một anh rất nhẹ nhàng lại gặp một cô rất cá tính đúng chất gái miền Trung. Tuy nhiên, đôi khi việc đó sẽ giúp bổ khuyết lẫn nhau và trở thành quy luật bù trừ.
+ Khi quyết định kết hôn với người vợ kém mình tới 16 tuổi anh có điều gì bị ngần ngại?
- Thực ra, mọi người gọi là trẻ chứ tôi quan niệm phải kém ít nhất 30 tuổi trở lên mới xem là trẻ (cười). Nhiều khi có người gặp cứ lúng túng chào "chú" với chào "chị". Tôi đùa lại là: "Xem lại đi, ai là chú, ai là chị? Chào chú hay chào anh?". Nói thế thôi chứ quan trọng vẫn là tính cách. Mình nhiều tuổi những vẫn sống thoải mái, hồn nhiên, trẻ trung thì cái giới hạn về tuổi tác không còn là trở ngại lớn. Đôi khi cô ấy bảo: "Anh còn trẻ hơn cả em nữa đấy". Nhưng làm nghề này có cái hay, đó là luôn khiến mình vận động nên giữ được sự trẻ trung trong mọi hoàn cảnh./.
+ Cảm ơn NSND Trọng Trinh về những chia sẻ!