• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nước Nga tìm kiếm các nguồn đầu tư nước ngoài

Kinh tế 24/06/2016 05:43

(Tổ Quốc)- Chính quyền Putin bán một phần tài sản của các tập đoàn dầu khí lớn của Nga cho nước ngoài.

(Tổ Quốc)- Chính quyền Putin bán một phần tài sản của các tập đoàn dầu khí lớn của Nga cho nước ngoài.

Không đầy 2 năm nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống Nga. Khác với các cuộc bầu cử tổng thống từ năm 2000, Tổng thống Putin đã mất thế thượng phong. Việc giá dầu giảm thê thảm và cấm vận của phương Tây đã đẩy nền kinh tế Nga đến bờ của khủng hoảng nghiêm trọng. Lạm phát tăng mạnh, tiền lương giảm và tỷ lệ nghèo tăng với tốc độ chưa từng thấy. Giữa tháng 4 vừa rồi, chủ tịch Ủy ban Điều tra Nga đã tuyên bố rằng Nga đang triển khai yếu ớt về quân sự để đối mặt với một cuộc chiến tranh mới.



Nga tìm kiếm các nguồn đầu tư từ các nước Ảrập vùng Vịnh, trong đó bán cổ phần hãng máy bay trực thăng quân sự


Các lựa chọn khó khăn của ông Putin

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới St. Petersburg trong 3 ngày 16-18/6 vừa rồi, các công ty của Nga đã ký được một số hợp đồng khiêm tốn. Mỹ đã gây sức ép với các nước phương Tây ngăn cản các công ty của các nước này đến dự Diễn đàn St. Petersburg. Nhiều công ty vẫn góp mặt tại St. Petersburg nhưng họ chưa sẵn sàng trở lại về kinh tế khi lệnh trừng phạt tiếp tục kéo dài đến đầu năm 2017.

Trong tháng 5, một trong những cố vấn kinh tế từ lâu của ông Putin và 2 quan chức cấp cao của bộ Tài chính đã cho ra mắt một bài báo gay gắt đăng trên tờ The National Interest (Mỹ). Bài báo chỉ trích việc tiếp tục dựa vào lợi nhuận từ dầu mỏ của Nga, công kích chính phủ vì những thất bại trong tiến hành cải cách kinh tế. Mặc dù quan điểm của tác giả không có gì mới, nhưng sự lên án một cách công khai từ chính một trong những cố vấn mà Putin tin tưởng nhất cho thấy sự bất đồng quan điểm trong nước đã đạt đến đỉnh điểm trong hoạch định chính sách.

Tờ Russian Daily Vedomosti xuất bản một đoạn đối thoại giữa Putin và cựu bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin. Nhà cải cách hàng đầu của chính quyền Putin trước đây đã nói với Vladimir Putin rằng ông có thể chọn giữa tham vọng chính trị và trì trệ kinh tế hoặc giữa sự ôn hòa về chính trị và tăng trưởng kinh tế.

Sự khan hiếm nguồn đầu tư nước ngoài hiện tại sẽ trì hoãn các dự án lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực dầu mỏ, sẽ dẫn tới giảm sản lượng dầu trong tương lai. Những người ủng hộ cải cách tự do do đó ủng hộ  giảm bớt các hoạt động quân sự nước ngoài và thừa nhận sai lầm tại Syria và Ukraine nhằm cải thiện quan hệ với phương Tây và phục hồi đầu tư vào Nga.

Bán một phần các tài sản của các tập đoàn dầu khí

Trong những năm qua, Trung Quốc đã cung cấp cho Rosneft và các công ty khác của Nga hơn 100 tỷ USD vốn vay và tiền trả trước để mua dầu. Rosneft đang phải trả nợ nước ngoài cho khoản tiền vay 55 tỷ USD để mua lại tập đoàn dầu khí TNK-BP vào năm 2013.

Giao dịch dầu lửa của Nga với Ấn Độ vẫn ở mức thấp, nhưng đã bắt đầu tăng lên khi nhu cầu dầu lửa của Ấn Độ tăng lên trong quá trình tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo Ấn Độ sẽ tiêu thụ 4,2 triệu thùng dầu mỗi ngày trong năm 2016, so với mức tiêu thụ 4,1 triệu thùng/ngày của Nhật Bản. 

Tháng 3 vừa rồi, các tập đoàn dầu khí quốc gia của Ấn Độ đã ký một số hợp đồng trị giá nhiều tỷ USD mua lại những tài sản có triển vọng nhất tại Siberia.

Các tập đoàn dầu khí Ấn Độ đã nâng cổ phần tại mỏ dầu Vankor lên 50% và mua 30% cố phần tại mỏ dầu Taas-Yuriak.

Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận với giới chức Nga cho biết, Nga đang tìm khách mua 19,5% cổ phần tập đoàn dầu lửa quốc doanh Rosneft và mong muốn của Moscow là đạt một thỏa thuận bán lại tài sản này cho Trung Quốc, Ấn Độ và cả Ý.

Giới chức Nga kỳ vọng sẽ thu về ít nhất 700 tỷ Rúp, tương đương 11 tỷ USD, từ vụ bán cổ phần nói trên, và đây sẽ là một kỷ lục về tư nhân hóa doanh nghiệp ở nước này.

Hãng Royal/Shell ký với tập đoàn khí đốt Gazprom hợp đồng khí hóa lỏng 10 tỷ USD tại mỏ khí đốt ở Biển Baltic.

Thăm dò dư luận của Trung tâm Levada tháng 2 vừa qua cho thấy sự bất đồng về hình thái kinh tế mà Moscow nên theo đuổi. 52% người Nga lựa chọn một nền kinh tế do nhà nước kiểm soát, 26% ủng hộ nền kinh tế kiểu phương Tây và 22% muốn giữ lại mô hình kinh tế hiện nay. Mặc dù suy thoái kinh tế đang là mối quan tâm hàng đầu trong người Nga nhưng gần 75% ủng hộ chính phủ không nhượng bộ trong vấn đề Ukraine. Dù muốn cứu giúp nền kinh tế có mạnh đến đâu thì người  Nga cũng không sẵn sàng hy sinh chính sách đối ngoại. Dù vậy thì đòi hỏi của dư luận đối với việc thay đổi nền kinh tế cũng đang tăng lên: Số lượng người biểu tình vì khó khăn kinh tế đã tăng 40% trong năm vừa qua.

Bên cạnh phái cải cách cấp tiến, các nhân vật trong và ngoài Điện Kremlin còn chia ra hai phái nữa, gồm phái diều hâu điên cuồng về an ninh và một phái đứng giữa phản ánh quan điểm cầm quyền của ông Putin với lựa chọn chính sách có lợi từ cả hai phái cho phù hợp với tình hình. Nhưng ở thời điểm này, Tổng thống  Putin đứng trước ngã ba đường và có rất ít sự lựa chọn khi thời đại của những chiến lược lắp ghép đang dần khép lại./.

Lưu Việt

NỔI BẬT TRANG CHỦ