(Tổ Quốc) - Khi dẫm phải bơm kim tiêm, nhất là bơm kim tiêm có dính máu bạn cần bình tĩnh, rửa vết thương bằng nước sạch và bảo người nhà nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để tránh trường hợp nhiễm HIV.
- 16.10.2017 Thủ đô Hà Nội: Biệt thự chục tỷ biến thành tụ điểm tiêm chích ma túy
- 14.10.2017 TP.Hồ Chí Minh: Triệt phá “đại lý” buôn bán ma túy tổng hợp
- 15.10.2017 Hà Tĩnh: Bắt nóng đối tượng vận chuyển 10kg “đá”, 20.000 viên hồng phiến
- 15.10.2017 Nghệ An: Bắt quả tang 2 đối tượng tàng trữ 20 bánh heroin
- 16.10.2017 Hà Nội: Bất ngờ kiểm tra, 141 bắt quả tang đối tượng ôm hàng đá
Theo Cục phòng chống HIV/AIDS, HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người.
AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng tựu chung lại trong khoảng thời gian trung bình là 5 năm.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, HIV tự sản sinh và phá hủy các hệ thống miễn dịch, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, hệ thống thần kinh trung ương… khiến cho các cơ quan suy yếu dần và mất khả năng miễn dịch.
Ảnh minh họa: thoibao.today |
Hiện nay, có rất nhiều trường hợp nạn nhân sơ ý bị kim tiêm đâm trúng, giẫm phải kim tiêm vứt bừa bãi bên ngoài hoặc có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, rất ít người biết cách sơ cứu, xử lý một cách chính xác để bảo vệ bản thân tránh nguy cơ bị nhiễm HIV.
Theo chuyên gia tâm lý Phan Thị Mai Thương – Viện Nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy PSD, khi dẫm phải bơm kim tiêm dính máu, cần nhanh chóng đặt vết thương dưới vòi nước chảy, theo hướng máu có thể chảy ra nhanh nhất, không nặn, bóp vết thương vì sẽ vô tình đẩy máu (có thể nhiễm virus bệnh). Sau đó lấy xà phòng rửa sạch vết thương và đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để nhận được sự tư vấn trực tiếp và làm các xét nghiệm cần thiết.
Đồng thời, cần nắm bắt được các chi tiết có liên quan như: tình huống xảy ra tai nạn, tình trạng của vật gây thương tích (kim cũ, gỉ, nhiều đất cát hoặc có dính máu) để cung cấp thông tin cho cán bộ y tế và không tự ý mua thuốc hoặc lấy những thuốc người thân mách là có thể ngăn ngừa được HIV để sử dụng.
Ngoài ra, cần làm xét nghiệm nhiễm HIV ngay sau khi xảy ra tai nạn, sau 4 - 6 tuần, 3 tháng và 6 tháng. Kết quả xét nghiệm dương tính vào thời điểm xảy ra tai nạn đồng nghĩa với việc bệnh nhân nhiễm HIV từ trước. Sau 6 tháng, nếu xét nghiệm âm tính thì bệnh nhân không nhiễm HIV do tai nạn này. Cùng với đó, bệnh nhân cũng nên tiêm phòng uốn ván, làm các xét nghiệm tầm soát và tiêm phòng viêm gan B, C vì đa số người nghiện ma túy hiện nhiễm cả virus viêm gan.
Tuy nhiên, cũng cần tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến phơi nhiễm HIV và các bệnh khác bởi vì virut HIV khi ra ngoài môi trường tự nhiên chỉ có thể sống được khoảng 24h, nếu như trong bơm kim tiêm thì nó có thể sống thêm 12h nữa.
Do vậy, mỗi người chúng ta cần trang bị những kiến thức cơ bản về sức khỏe để tự bảo vệ bản thân, xử lý một cách chính xác những trường hợp dẫm phải bơm kim tiêm và tránh những hậu quả không may đáng tiếc xảy ra./.
Ngọc Ánh