(Tổ Quốc) - Trang sức mà anh Hoàng tìm thấy có hình đầu thú được làm bằng đá, nghi là cổ vật thời văn hóa Sa Huỳnh có niên đại cách đây từ 2000 – 3000 năm.
Chiều 23/5, trao đổi với phóng viên, anh Ngô Hoàng Long – Cán bộ tuyên giáo Đảng ủy xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết mình vừa phát hiện một vật trang sức hình đầu thú nghi là cổ vật thời văn hóa Sa Huỳnh.
Theo đó, sáng cùng ngày, trong lúc tham gia huấn luyện công tác dân quân tự vệ tại địa phương, anh Long nhặt đươc một vật trang sức bằng đá có hình thù kỳ lạ. Theo quan sát, vật thể giống chiếc khuyên tai có chiều ngang 6cm, cao khoảng 5cm. Vật có hình thù đối xứng, hình dáng như đầu thú, mắt hình chiếc lá, miệng thú có lưỡi.
Trang sức mà anh Hoàng tìm thấy có hình đầu thú được làm bằng đá. |
“Tôi thấy vật lạ lẫn trong đất đá ven đường đất đỏ ở thôn Hiền Hòa 1, xã Vinh Hiền. Là dân học sử nên tôi nghĩ đó là cổ vật nên mang về tìm hiểu”, anh Long chia sẻ.
Anh Long cũng cho biết, sau khi mang vật lạ nói trên về anh có chụp ảnh và hỏi một người bạn đang công tác tại Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên – Huế. Sau khi quan sát, người này cũng có nhận định vật thể này có nhiều điểm tương đồng với những khuyên tai hình đầu thú của thời đại văn hóa Sa Huỳnh có niên đại cách đây khoảng 2000 – 3000 năm.
Theo quan sát, vật thể giống chiếc khuyên tai có chiều ngang 6cm, cao khoảng 5cm. Vật có hình thù đối xứng, hình dáng như đầu thú, mắt hình chiếc lá, miệng thú có lưỡi. |
Trước đó, ở Quảng Nam cũng có phát hiện trang sức có hình dạng tương tự với những đặc điểm nổi bật như có hình chữ “T” lật ngược, hai phía là đầu thú có sừng dài, mắt được chặm khắc nổi hình chiếc lá nhỏ, chính giữa có chiếc móc để đeo. Loại trang sức này hiện được lưu giữ ở các bảo tàng và trong các bộ sưu tập cá nhân của một số người ở TP. Hồ Chí Minh, Hội An, Huế,..
Được biết khuyên tai đầu thú được coi là một loại trang sức đặc biệt chỉ có ở Đông Nam Á. Đến nay mới chỉ phát hiện được khoảng 100 chiếc, trong đó ở Việt Nam chỉ có khoảng 70 chiếc.
Thế Trung