(Tổ Quốc) - Nỗ lực xoá bỏ những hũ tục nói chung và tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống nói riêng, tỉnh Quảng Bình đã có những chỉ đạo cụ thể nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi"…
- 10.11.2023 Thừa Thiên Huế: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết trên địa bàn huyện A Lưới
- 06.11.2023 Tam Đường (Lai Châu): Nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống
- 20.09.2022 Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bài trừ hủ tục lạc hậu ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số
- 27.02.2021 Đính hôn từ bé: Hủ tục ép duyên lạc hậu tước đoạt hạnh phúc của những "đứa con ngoan" ở nông thôn Trung Quốc
Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình, tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình so với trước đây đã giảm rõ rệt, Nếu năm 2021, toàn tỉnh có 79 trường hợp tảo hôn thì năm 2023 chỉ có 44 trường hợp. Mặc dù nạn tảo hôn trên địa bàn đã giảm nhưng tỷ lệ giả vẫn thấp và chậm, một số xã có tỷ lệ tảo hôn vẫn còn cao.
Có thể thấy, tình hình kinh tế -xã hội ở vùng đông bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Bình còn gặp nhiều khó khăn, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào còn thiếu thốn, nhiều khu vực biệt lập tỷ lệ mù chữ cao, trình độ dân trí, nhận thức và một số phong tục tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ…
Mặt khác, nhận thức của cán bộ các cấp về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống còn hạn chế và còn nể nang trong công tác và các mối quan hệ cộng đồng nên dẫn đến việc xử lý các trường hợp vi phạm không cương quyết, một số địa phương, đơn vị chưa chủ động, tích cực trong việc triển khai tuyên truyền vận động, triển khai các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống… nên đã xảy ra thực trạng trên.
Để làm tốt công tác vận động tuyên truyền cho bà con chấp hành pháp luật, xóa bỏ những hũ tục nói chung và tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cần phải có những phương án cụ thể mà trước hết đó chính là sự chung tay hỗ trợ của mặt trận đoàn thể, các tổ chức xã hội, các đơn vị, công ty kinh tế để đầu tư về hạ tâng, cơ sở vật chất hỗ trợ người dân phát triển kinh tế xã hội, tiếp cận thông tin truyền thông và tạo cho họ một đời sống văn hóa lành mạnh, phù hợp…
Thời gian tới, tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo cơ sở, các cấp đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tập trung vào các bản vùng sâu, vùng xa, vùng tỷ lệ tảo hôn còn cao trên địa bàn toàn tỉnh.
Ngoài việc xây dựng các phương án truyền thông như xây dựng các panô – áp phích ở các điểm trung tâm thì việc lồng ghép các chương trình, những hội thi tìm hiểu… phát huy vai trò của mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, hội và các tổ chức chính trị xã hội, già làng trưởng bản người có uy tín trong đồng bào trực tiếp tham gia tuyên truyền vận động bà con xóa bỏ những hũ tục lạc hậu về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những phương án tối ưu để sớm có kết quả tốt hơn nữa trong nỗ lực xóa bỏ hũ tục nói chung, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống nói riêng.