• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Quảng Bình: Tập huấn truyền dạy kỹ năng tổ chức hội chơi bài chòi

Văn hoá 30/08/2024 16:17

(Tổ Quốc) - Ngày 29/8, Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Quảng Bình đã tổ chức bế giảng và báo cáo kết quả lớp truyền dạy kỹ năng tổ chức hội chơi bài chòi và hô, hát bài chòi tỉnh Quảng Bình năm 2024.

Quảng Bình: Tập huấn truyền dạy kỹ năng tổ chức hội chơi Bài chòi - Ảnh 1.

Các nghệ nhân và học viên thực hành việc hô, hát bài chòi trong buổi tổng kết lớp tập huấn

Nhằm góp phần bảo tồn, tôn vinh giá trị của nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam - di sản văn hóa đã được UNESCO đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Quảng Bình đã mở lớp tập huấn truyền dạy kỹ năng tổ chức hội chơi Bài chòi và hô, hát bài chòi tỉnh Quảng Bình năm 2024 với sự tham gia của của 24 nghệ nhân, học viên đến từ các địa phương trong tỉnh.

Quảng Bình: Tập huấn truyền dạy kỹ năng tổ chức hội chơi Bài chòi - Ảnh 2.

Rất nhiều người dân tham gia hội bài chòi trong buổi tổng kết

Tại lớp tập huấn này, các nghệ nhân đã truyền dạy những kỹ năng về tổ chức hội chơi bài chòi và hô, hát Bài chòi cho các học viên đến từ các Câu lạc bộ Bài chòi trên địa bàn tỉnh. Đây là dịp để các nghệ nhân, học viên các Câu lạc bộ bài chòi trên địa bàn tỉnh giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong việc trình diễn hội chơi bài chòi với những nét riêng độc đáo qua lời ca, điệu lý, câu hò, vè đậm đà bản sắc văn hóa của mỗi địa phương.

Quảng Bình: Tập huấn truyền dạy kỹ năng tổ chức hội chơi Bài chòi - Ảnh 3.

Theo đánh giá của ban tổ chức, lớp tập huấn ghi nhận những đóng góp đầy tâm huyết của các nghệ nhân thông qua việc gìn giữ, phát huy các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, góp phần bảo tồn, tôn vinh giá trị của nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam, qua đó nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể để gìn giữ được tinh túy, hồn cốt của nghệ thuật dân gian tỉnh Quảng Bình trong dòng chảy của cuộc sống đương đại.

Sau lớp tập huấn, các học viên sẽ trở về địa phương và tham gia vào hoạt động văn hóa, văn nghệ tại địa phương, góp phần lan tỏa tình yêu bài chòi đến với người dân và cộng đồng, nhằm bảo tồn, phát huy văn hóa dân gian truyền thống trên quê hương mình./.

Vĩnh Quý

NỔI BẬT TRANG CHỦ