• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

"Ràng buộc" giữa khối ông lớn vàng đen với Nga dấy lên sóng gió

Kinh tế 11/06/2019 12:54

(Tổ Quốc) - Một cuộc gặp đa phương về việc lên lịch cho cuộc họp OPEC tiếp theo đã cho thấy mức độ ảnh hưởng của Nga hiện nay đối với tổ chức các siêu cường trong ngành năng lượng.

Việc tổ chức một cuộc họp theo lịch trình đang phơi bày những bất đồng đang gia tăng trong OPEC.

Saudi Arabia, nhà sản xuất lớn nhất và là thành viên quyền lực nhất của OPEC tháng trước đã đồng ý hoãn một cuộc họp dự kiến vào tháng 6 của OPEC tại Vienna, chỉ để đáp ứng đề nghị của Bộ trưởng năng lượng Nga Alexander Novak, người đã yêu cầu dời lại.

Loạt tiếng nói giận dữ

Tuy nhiên, Nga không phải là thành viên của OPEC - và quy định của OPEC quy định rằng chỉ thành viên mới có thể đưa ra yêu cầu như vậy. Hiện tại, các thành viên OPEC đang phàn nàn về sự thay đổi đột ngột này.

Ellen Wald, chủ tịch của Transversal Consulting và một chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Năng lượng Toàn cầu của Hội đồng Atlantic cho biết, "sự bất đồng về lịch trình này đại diện cho một vấn đề lớn hơn ở OPEC".

"Saudi Arabia là nhà sản xuất lớn nhất trong OPEC và là người chỉ huy nhiều trọng lượng nhất và cũng chịu nhiều trách nhiệm. Nhưng bằng cách ràng buộc với Nga, họ đã rơi vào tình huống khó khăn, nơi các quốc gia khác, dù im lặng nhưng đang tự hỏi rằng: Tại sao chúng ta chờ đợi Nga? Tại sao chúng ta thay đổi mọi thứ vì Nga khi Nga thậm chí không phải là thành viên của OPEC và không có ý định trở thành thành viên của OPEC? "

Ràng buộc giữa khối ông lớn vàng đen với Nga dấy lên sóng gió - Ảnh 1.

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid al-Falih và Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak. (Nguồn: AFP/Getty)

Bên thể hiện tâm lí này mạnh nhất là Iran, đối thủ truyền kiếp trong khu vực của Saudi Arabia và theo sau đó là một số thành viên nhỏ hơn của OPEC: Algeria, Kazakhstan, Libya và Venezuela.

"Tôi không đồng ý với những thay đổi được đề xuất về ngày họp," Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, ông Bijan Zanganeh viết trong một bức thư được Reuters đăng tải tuần trước. "Không có lý do nào được đưa ra về tính cấp bách của việc xem xét thay đổi ngày."

Algeria và Kazakhstan sau đó đã gửi một lá thư tương tự phản đối việc thay đổi ngày. Các chuyên gia nói, sự khó chịu chung của các nước là có thể hiểu được, đặc biệt là khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần trước chỉ ra rằng ông có thể không tuân theo quyết định của OPEC về việc gia hạn cắt giảm sản xuất sau khi hết hạn vào cuối tháng này.

Nga, vẫn ở bên ngoài OPEC, sẽ không bị ràng buộc với bất kỳ sự cắt giảm sản xuất nào mà 14 quốc gia thành viên của OPEC- dẫn đầu là Saudi - đã miễn cưỡng chấp nhận để đẩy giá dầu tăng lên. Mặc dù đã áp dụng cắt giảm sản lượng, nhưng không phải lúc nào Nga cũng đáp ứng được các mục tiêu đó. Kết quả là Moscow có thể nhận được những lợi ích của giá dầu ổn định trong khi sự hy sinh được giới hạn.

OPEC phụ thuộc vào Nga?

Mặc dù vậy, OPEC đã nhận ra rằng họ không thể đưa ra quyết định về hoạt động sản xuất nếu không có sự đồng thuận của Điện Kremlin: Nga năm ngoái là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới, sau Saudi và là nhà sản xuất lớn thứ ba, sau Mỹ và Saudi. Hoa Kỳ đã trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào năm 2017 – điều được thúc đẩy bởi sự bùng nổ dầu đá phiến của thập kỷ trước - và nó đã chứng kiến sự tăng trưởng đột phá trong xuất khẩu dầu kể từ khi Quốc hội nước này năm 2015 dỡ bỏ lệnh cấm hàng thập kỷ đối với các lô hàng như vậy.

Hiện tại, OPEC tự mình không còn đủ sức ảnh hưởng đến giá dầu bằng cách cắt giảm sản lượng.

"OPEC thực sự không thể làm gì để ảnh hưởng đến giá dầu nếu không có sự hợp tác của các nhà sản xuất không thuộc OPEC và Nga là nhà sản xuất lớn nhất đó", Wald nói.

Tình hình bắt nguồn từ tháng 11 năm 2014, khi bộ trưởng dầu mỏ trước đây của Saudi tìm cách thuyết phục Nga và các quốc gia khác như Mexico và Na Uy đồng ý cắt giảm sản xuất để tăng giá. Cuộc họp đó là "một thảm họa hoàn toàn", Wald nói - và do đó Saudi đã quyết định tăng cường sản xuất để cố gắng vượt qua các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ, nơi hoạt động khai thác đá phiến đắt hơn so với khoan thông thường.

"Họ (Saudi-pv) nói. 'Tại sao không? Chúng tôi có chi phí sản xuất rất thấp, chúng tôi đã có tiền trong ngân hàng ngay lúc này", Wald nói. "Họ đã hy vọng sẽ đánh bật Hoa Kỳ."

Nỗ lực này thất bại: Giá dầu thô Brent chuẩn giảm mạnh xuống giữa mức 20 USD vào tháng 2 năm 2016 và trong khi hàng trăm hoạt động khoan dầu của Hoa Kỳ bị buộc tạm dừng, nhiều bên tỏ ra kiên cường hơn nhiều so với Saudis. Giá dầu thấp như vậy cuối cùng đã mang đến hậu quả quá lớn mà Saudi phải chịu. Vương quốc này đã bổ nhiệm một bộ trưởng dầu mỏ mới, Khalid al-Falih vào tháng 5, và lần lượt tiếp cận Nga một lần nữa.

Vào thời điểm OPEC gặp nhau vào tháng 11 năm 2016 và khi các thành viên không thể đồng ý về mức độ sản xuất, al-Falih đã gọi điện cho đối tác của mình tại Nga - và lần này Kremlin đã đồng ý cắt giảm, tạo ra sự đồng thuận trong OPEC. Việc cắt giảm có hiệu lực hai tháng sau đó.

Jim Krane, một nhà nghiên cứu về năng lượng và địa chính trị tại Viện Baker của Đại học Rice nói, toàn bộ sự gắn kết Nga-OPEC là về đá phiến của Mỹ. "Nếu các nhà sản xuất Mỹ không thành công trong việc thu được nhiều dầu từ mặt đất và vượt qua cả hai quốc gia này với tư cách là nhà sản xuất dầu số 1, thì bạn thậm chí sẽ không nhìn thấy tình cảnh này. Nên sự liên kết Nga - Saudi thực sự là một sản phẩm của dầu đá phiến Mỹ. "

Saudis đã xem xét đầu tư vào một nhà ga khí đốt tự nhiên hóa lỏng LNG ở khu vực Bắc Cực của Nga và mua sắm công nghệ Nga cho các nhà máy điện hạt nhân. Bộ trưởng dầu mỏ của hai bên cũng đã đến thăm nhau và tham quan các cơ sở dầu khí địa phương.

Tuy nhiên, điều khởi đầu như một quan hệ đối tác chiến lược với giá dầu, tuy nhiên, - ít nhất là một phần - đã biến thành sự phụ thuộc của OPEC vào Nga. Một thực tế đã diễn ra tại cuộc họp gần đây nhất của OPEC vào tháng 12 năm ngoái: Bộ trưởng dầu mỏ Novak của Nga đã không đến Hội nghị vào thời điểm khởi đầu. Vào ngày đầu tiên của cuộc họp, khi OPEC cố gắng thực hiện một thỏa thuận mà không có Novak, họ đã không thể đạt được sự đồng thuận.

"Ngày hôm sau, Nga đến, gặp người Iran, gặp Saudi, và mọi người đã đi đến một thỏa thuận, và đó là điểm đến mà chúng ta trông thấy", Wald nói. "Vì vậy, Saudi biết rằng nếu họ tổ chức cuộc họp OPEC này mà không có Nga, rất có thể họ sẽ không đạt được sự đồng thuận."

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ