(Tổ Quốc) - Theo đánh giá của Ban Tổ chức, cả biểu trưng (logo) và biểu tượng vui (mascot) đều lên được tinh thần lạc quan, chứa được cả tính chất lễ, hội.
- 18.11.2020 Tổ chức chương trình “Khởi động cùng SEA Games 31 và ASEAN Para Games 11” theo tinh thần gọn gàng, cô đọng
- 05.10.2020 Khởi công xây dựng Nhà thi đấu đa năng gần 300 tỷ ở huyện Đông Anh phục vụ tổ chức SEA Games 31
- 29.09.2020 Tiếp tục hoàn thiện quy chế hoạt động của Ban Tổ chức SEA Games 31 và ASEAN Para Games 11
Sáng ngày 19.11, tại Tổng cục TDTT đã diễn ra Lễ trao giải cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo), biểu tượng vui (mascot) hướng tới SEA Games 31 và ASEAN Paragames 11. Sau gần 2 năm tổ chức cuộc thi, đã có hơn 1.000 tác phẩm dự thi được gửi về chứng minh được sức hút, sự quan tâm lớn từ phía dư luận, người dân với hai đại hội lớn của ngành thể thao trong năm 2021.
Các bài thi được lựa chọn qua 2 vòng sơ khảo, chung khảo để chọn ra hai tác phẩm đoạt giải nhất thuộc về ông Hoàng Xuân Hiếu (Giảng viên Đại học Nghệ thuật Huế) ở cuộc thi sáng tác logo và họa sĩ Ngô Xuân Khôi ở cuộc thi sáng tác mascot.
Biểu trưng (Logo) và biểu tượng vui (Mascot) đoạt giải nhất
Chia sẻ về ý tưởng của mình, ông Hoàng Xuân Hiếu cho biết: "Ý tưởng thiết kế logo có hình bàn tay được tôi lấy cảm hứng từ hình ảnh các VĐV đặt tay lên ngực trái, nơi có quốc kỳ cờ đỏ sao vàng của Việt Nam, hướng mắt về lá cờ tổ quốc hát quốc ca. Logo có yếu tố mềm dẻo và zic zắc tượng trưng cho sự bền bỉ của thể thao. Các miếng răng trong 4 ngón tay tượng trưng cho từng bước hướng tới đường vinh qua. Lựa chọn bàn tay có ngón ngắn dài thể hiện rằng thể thao không phân biệt bạn đến từ đâu, mà làm sao để lan tỏa sự đam mê, tích cực, làm sao có cơ hội lan tỏa, xây dựng Đông Nam Á hòa bình, kết nối".
Về phần mình, là chủ nhân của tác phẩm đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác mascot với ý tưởng từ con Sao La, một loài động vật quý hiếm trong sách đỏ cần được bảo tồn ở Việt Nam, họa sĩ Ngô Xuân Khôi cho biết, Sao La từng gây chấn động thể giới vào thế kỷ 20 trong một cuộc tìm kiếm được phối hợp giữa Bộ Lâm nghiệp Việt Nam và giới nghiên cứu động vật thế giới.
"Con Sao La đầu tiên ở Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh), một số tại rừng đông Trường Sơn, cả thế giới lúc đó ngỡ ngàng vì không tin được ở thế kỷ 20 mà còn phát hiện được một cá thể quý hiếm có kích thước lớn đến như vậy. Việc lựa chọn biểu tượng con Sao La giống như hình ảnh con gấu trúc tại Olympic Bắc Kinh (2008) và gấu Misa tại Olympic Moscow (Nga - 1980), Cả hai biểu tượng trên đều có ý nghĩa văn hóa, truyền thống, sinh học" - họa sĩ Xuân Khôi chia sẻ.
Cả hai tác phẩm đoạt giải đều đươc nhận bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Olympic và tiền thưởng là 30 triệu đồng từ ban tổ chức.
Theo đánh giá của ông Lê Huy Tiếp (nguyên Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật chuyên nghành Đồ họa, Hội Mỹ thuật Việt Nam, thành viên Ban Giám khảo), nội dung logo, mascot đã nói lên được tinh thần lạc quan, chứa được cả tính chất lễ, hội. Logo đưa ra được hình ảnh đi lên một cách sôi động nền Thể dục Thể thao của đất nước Việt Nam với tình yêu hòa bình.
"Hình tượng con Sao La ngoài việc tuyên truyền bảo vệ động vật cũng đưa ra hình ảnh đặc trưng của một giống loại quý hiếm thông minh, ngộ nghĩnh. Sau nhiều lần góp ý, chỉnh sửa, cho đến hôm nay, chúng ta đã có được một biểu tượng với thế đứng hiên nghiêng, khỏe mạnh, tươi tắn, thông minh, nhanh nhẹn" - ông Lê Huy Tiếp nói.