(Tổ Quốc) - Ngày 12/11, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Tài năng trẻ - nguồn lực sáng tạo và phát triển văn hóa, nghệ thuật".
- 05.09.2024 Diễn đàn giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa Đoàn Thanh niên Bộ VHTTDL và thanh niên các nước ASEAN sinh sống và làm việc tại Hà Nội được tổ chức từ 19-21/10
- 01.07.2024 TP.HCM: Đầu tư nguồn lực phát triển văn hóa - xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế
- 05.04.2024 Tạo chuyển biến tích cực cho hoạt động văn hóa nghệ thuật để có chương trình, tác phẩm có giá trị lớn
- 18.09.2018 Đào tạo Văn hóa Nghệ thuật, nhiều trường có điểm chuẩn cao vẫn ‘hút’ học sinh
- 30.09.2017 Hội thi “Tài năng trẻ học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật trên toàn quốc”
Thạc sĩ, Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật Hoàng Hà; Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật Đặng Xuân Mã chủ trì Hội thảo.
Tham dự có hơn 100 đại biểu đến từ một số cơ quan, ban ngành trung ương, Bộ VHTTDL; các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học; một số viện nghiên cứu, trường đào tạo văn hóa, nghệ thuật; các đơn vị biểu diễn nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và các địa phương, các nghệ sĩ trẻ cùng các phóng viên đến từ nhiều cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội.
Hội thảo nhằm đánh giá, phân tích vai trò, thực trạng của tài năng trẻ hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống, sáng tạo văn hóa, nghệ thuật đương đại, giúp các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, cũng như chính quyền địa phương, những người thực hành văn hóa, nghệ thuật nhận diện rõ hơn về tầm quan trọng và ý nghĩa của nguồn nhân lực trẻ trong sáng tạo văn hóa, nghệ thuật. Từ đó, đề xuất các giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả nguồn lực tài năng trẻ trong việc hoàn thành các mục tiêu Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. Hội thảo cũng là hoạt động thiết thực hưởng ứng Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật Hoàng Hà nhấn mạnh, tài năng trẻ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật là vốn quý với mỗi quốc gia, dân tộc. Tài năng văn hóa, nghệ thuật không đợi tuổi, nhiều tài năng đã bộc lộ, phát tiết ngay khi trước cả tuổi trưởng thành. Nhưng những tài năng trẻ ấy sẽ được thăng hoa, tỏa sáng, đóng góp nhiều cho cộng đồng, xã hội nếu được "ươm" trong một môi trường tốt, được Nhà nước chăm lo, bồi dưỡng, tạo điều kiện phát triển và xã hội ghi nhận.
Trái lại, nếu không có chính sách thỏa đáng, những tài năng ấy sẽ khó có điều kiện phát triển, và trong không ít trường hợp sẽ bị thui chột, phai nhạt. Ở nước ta, chủ trương, chính sách đối với phát triển văn hóa, nghệ thuật nói chung và tài năng trẻ văn hóa nghệ thuật nói riêng luôn được coi trọng. Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước nêu rõ: "Trọng dụng, tôn vinh trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân trên cơ sở cống hiến cho đất nước. Chú trọng phát triển năng khiếu và tài năng trẻ"; Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/11/2021 đã đề ra nhiều giải pháp nhằm tạo đột phá phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
Trong thời gian qua, lĩnh vực văn hóa đã nhận được sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, và xã hội, nhất là sau Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021. Bên cạnh một số đề án đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, cũng như chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với nghệ nhân và ưu đãi trong đào tạo các bộ môn nghệ thuật truyền thống, nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ trong hệ thống các trường văn hóa, nghệ thuật đã được đầu tư. Các liên hoan, hội diễn, cuộc thi sáng tác văn học, nghệ thuật… diễn ra ở nhiều tỉnh, thành cũng như nhiều hoạt động sôi nổi ở các địa phương nằm trong Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO: Hà Nội, Hội An, Đà Lạt đã tạo nhiều không gian hữu ích cho các nghệ sĩ trẻ cống hiến, thể hiện. Các di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh, phục hồi, bảo tồn cũng là nguồn khích lệ cho những nghệ nhân, những người trẻ thêm gắn bó với di sản của ông cha để lại…
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập về cơ chế, chính sách, chưa thực sự khơi nguồn, tạo động lực cho tài năng trẻ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật phát triển, như những điểm nghẽn trong đào tạo nghệ thuật; chế độ, chính sách cho nghệ sĩ, diễn viên (bồi dưỡng, ưu đãi…); chế độ nhuận bút, thù lao cho người viết, sáng tác; cơ chế để thu hút người trẻ tham gia các hoạt động thực hành văn hóa, nghệ thuật; vấn đề huy động các nguồn lực xã hội hóa…
Từ những vấn đề nêu trên, nhằm giúp các các nhà quản lý, các nhà khoa học, chính quyền địa phương, những người thực hành văn hóa, nghệ thuật nhận diện rõ hơn về thực trạng nguồn nhân lực trẻ trong sáng tạo văn hóa, nghệ thuật, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả nguồn lực tài năng trẻ.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung phát biểu ý kiến và tham luận tập trung vào các nội dung: vai trò của tài năng trẻ đối với phát triển văn hóa, nghệ thuật; Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ hiện nay; Kiến nghị và đề xuất giải pháp tạo nguồn nhân lực trẻ trong văn hóa, nghệ thuật…/.