(Tổ Quốc) - Hưởng ứng ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học năm 2022, Vườn Quốc gia Cúc Phương kết hợp Chương trình bảo tồn Rùa châu Á (ATP), Vườn quốc gia Vũ Quang "Vườn Di sản ASEAN" (tỉnh Hà Tĩnh) tổ chức tái thả 11 cá thể khỉ đuôi lợn, 20 cá thể Rùa đầu to, 20 cá thể rùa bốn mắt vào Vườn Quốc gia Vũ Quang.
- 19.09.2020 Doanh nhân Việt Nam hãy cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã
- 27.07.2020 Triển lãm tranh kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã
- 21.04.2020 Nghiên cứu mới: Cứ thả động vật ăn cỏ chạy quanh Bắc Cực, ta sẽ cứu được băng vĩnh cửu và hạn chế biến đổi khí hậu
- 13.12.2018 Kon Tum: Sẽ hình thành các khu rừng chăn thả động vật để tổ chức du lịch
Những cá thể động vật được tái thả lần này thuộc nhóm IB, là loài động vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Đây là những cá thể được cứu hộ từ các vụ buôn bán trái phép và người dân tự nguyện giao nộp. Sau khi tiếp nhận, đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương và Chương trình ATP chữa trị, chăm sóc, phục hồi sức khỏe, tâm lý và tập tính tự nhiên cho các cá thể.
Ông Trịnh Văn Nguyên, Tổ trưởng Tổ cứu hộ, bảo tồn và phát triển động vật cho biết, việc tái thả các cá thể trên nhằm khôi phục tập tính, bản năng tự nhiên của động vật. Đây là những loài động vật phù hợp với điều kiện sinh cảnh, phân bố ở Vườn Quốc gia Vũ Quang. Ngoài ra, việc phân tách đàn ra nhiều vùng khác nhau nhằm tạo hiệu quả trong công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã.
Một số cá thể động vật hoang dã được tái thả về rừng
Việc Vườn Quốc gia Cúc Phương phối hợp với Vườn Quốc gia Vũ Quang tiếp nhận, tái thả những cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên nằm trong chương trình hợp tác cứu hộ, tái thả động vật hoang dã. Sau khi thả các cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên, Vườn Quốc gia Vũ Quang sẽ tiếp tục theo dõi, bảo vệ để đảm bảo các cá thể động vật phát triển an toàn./.