(Tổ Quốc) - Ngày 14/3, UBND Thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) phối hợp cùng UBND xã Quảng Phúc tổ chức lễ gắn tên liệt sĩ Trần Văn Phương - Một liệt sĩ anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc ở Gạc Ma (Trường Sa) vào ngày 14-3-1988 - lên tuyến đường dài khoảng 1 km chạy dọc sông Gianh dẫn ra cửa biển nằm ở TDP Mỹ Hoà xã Quảng Phúc (Tx. Ba Đồn – Quảng Bình)
- 12.03.2023 Dựng mô hình tàu HQ-604, thả hoa đăng tưởng nhớ liệt sĩ Gạc Ma
- 12.03.2022 Thủ tướng dâng hương tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, thăm Lữ đoàn Tàu ngầm và Vùng 4 Hải quân
- 14.03.2021 Cận cảnh xác tàu HQ 605 và những chiến sĩ sống sót cuối cùng trong trận hải chiến Gạc Ma 1988
- 14.03.2018 Ước mơ còn dang dở của một người cựu binh Gạc Ma
Trung úy Trần Văn Phương (SN 1965) tại làng Đơn Sa, xã Quảng Phúc huyện Quảng Trạch (nay là phường Quảng Phúc Tx. Ba Đồn) tỉnh Quảng Bình, ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo sau khi học xong lớp 10, ông vào bộ đội, được cử đi học lớp kế toán trinh sát pháo binh của quân chủng Hải quân.
Cách đây 36 năm, ngày 14/3/1988, 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến không cân sức, đã vĩnh viễn nằm xuống dưới làn mưa đạn để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trên Biển Đông.
Câu nói "Không được lùi bước. Phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của Quân chủng" của liệt sĩ, Thiếu úy Trần Văn Phương thể hiện khí phách của người anh hùng nêu cao ý chí kiên cường, tinh thần dũng cảm, quyết tâm đến cùng để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
36 năm trước, những cán bộ, chiến sĩ các lực lượng trên 3 con tàu HQ 604, HQ 605 và HQ 505 và lực lượng bảo vệ đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao đã nêu cao ý chí kiên cường, tinh thần dũng cảm, quyết tâm đến cùng để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Sự kiện 64 liệt sĩ nắm chặt tay nhau tạo thành "Vòng tròn bất tử" bảo vệ đảo Gạc Ma vào ngày 14/3/1988, mặc cho pháo đạn kẻ thù dội vào đã trở thành biểu tượng bất khuất của lòng yêu nước của những người chiến sĩ gan dạ, quả cảm và sẵn sàng hi sinh thân mình cho Tổ quốc. Máu của các anh lẫn vào biển xanh, xương của các anh đã thấm vào lòng đảo, tên các anh được đời đời thế hệ hôm nay và mai sau ghi nhớ.