(Tổ Quốc) - Theo tin từ Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
- 31.08.2018 Kết luận của Thủ tướng tại Hội nghị phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu
- 01.09.2018 Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng nhanh và bền vững
- 01.09.2018 Chính phủ yêu cầu Ninh Thuận quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch
- 01.09.2018 Thủ tướng yêu cầu tỉnh Lâm Đồng chú trọng phát triển du lịch
- 01.09.2018 Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo về đầu tư xây bến xe khách Yên Sở
Hình minh họa: Nguồn báo Thái Bình |
Mục tiêu nhằm khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí trong việc kết nối kinh tế, thương mại, dịch vụ với các địa bàn lân cận, phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy giá trị của hệ sinh thái biển, di tích lịch sử, văn hóa trong khu vực.
Đồng thời, xây dựng và phát triển Khu kinh tế Thái Bình để trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, địa bàn có tính đột phá của tỉnh Thái Bình; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp tận dụng được lợi thế, tiềm năng của khu vực về nguồn khí thiên nhiên và nguồn nguyên liệu, liên kết với các khu kinh tế, khu công nghiệp đã phát triển trong vùng đồng bằng sông Hồng; kết hợp phát triển các ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản ở những khu vực có chất lượng đất tốt, nguồn lợi thủy sản phong phú; phát triển đô thị, thương mại dịch vụ, du lịch phù hợp với tiềm năng và nhu cầu của khu vực.
Phạm vi quy hoạch Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình có diện tích 30.583 ha, bao gồm 30 xã, 1 thị trấn thuộc 2 huyện Thái Thụy, Tiền Hải và phần tiếp giáp ven biển như sau:
Huyện Thái Thụy gồm 14 xã và 01 thị trấn: Thị trấn Diêm Điền, các xã: Thụy Hải, Thụy Lương, Thụy Hà, Thụy Tân, Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Liên, Thái Nguyên, Thái Thượng, Thái Hòa, Thái Đô, Thái Thọ, Thái Xuyên, Mỹ Lộc.
Huyện Tiền Hải gồm 16 xã: Đông Trà, Đông Hải, Đông Long, Đông Xuyên, Đông Hoàng, Đông Minh, Đông Cơ, Đông Lâm, Tây Giang, Tây Sơn, Nam Cường, Nam Thắng, Nam Thịnh, Nam Thanh, Nam Hưng, Nam Phú.
Theo dự báo, đến năm 2040, Khu kinh tế có khoảng 300.000 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 60 - 70%.
Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển (diện tích tự nhiên là 1.545 km2, dân số gần 1,9 triệu người), thuộc miền Bắc Việt Nam, nằm ở phía Đông Nam đồng bằng Sông Hồng, trong tuyến hành lang kinh tế ven biển kết nối các khu kinh tế của khu vực đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 110 km, cách sân bay Cát Bi và cảng biển Đình Vũ, Hải Phòng 70 km; cách cảng biển nước sâu Lạch Huyện - Hải Phòng 30 Km (là cảng container lớn nhất Việt Nam do Nhật Bản đang hỗ trợ xây dựng). Tỉnh có 7 huyện, 01 thành phố và 286 đơn vị xã, phường, thị trấn.
Thái Bình là một trong những địa phương có tài nguyên khoáng sản phong phú, chiếm 90% trữ lượng bể than đồng bằng sông Hồng (khoảng 210 tỷ tấn), đang được Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam khai thác thử nghiệm và lựa chọn công nghệ để chính thức đưa vào khai thác thương mại. Nguồn khí mỏ tự nhiên ở thềm lục địa (trữ lượng trên 10 tỷ m3) đã được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam khai thác, dẫn vào khu vực ven biển của tỉnh, với sản lượng 200 triệu m3 khí/năm. Mỏ nước khoáng tự nhiên ở phía Nam tỉnh và nước khoáng nóng ở phía Bắc tỉnh, có trữ lượng lớn, đang được khai thác bước đầu,...
Thái Bình có Trung tâm điện lực với 2 nhà máy nhiệt điện, gồm 4 tổ máy, quy mô công suất 1.800 MW, vốn đầu tư 3,4 tỷ USD. Trong đó, tổ máy số 1 và số 2 Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1 đã hoàn thành chạy thử và hòa lưới điện quốc gia, bảo đảm 100% công suất. Khi đi vào hoạt động, với sản lượng điện năng sản xuất khoảng 10,8 tỷ KWh/năm, Trung tâm điện lực Thái Bình sẽ bảo đảm nhu cầu sử dụng điện cho tỉnh và các địa phương trong vùng.
Kiến Văn