• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: "Hiện đang diễn ra tình trạng “bất đối xứng thông tin” trong thị trường bất động sản"

Kinh tế 20/04/2019 11:03

(Tổ Quốc) - Người dân không thể biết được diễn biến một cách sát sườn nhất giá cả thị trường bất động sản do sự thiếu minh bạch của thị trường này dẫn đến trường hợp bị rơi vào bẫy “bất đối xứng thông tin” và phải trả giá đắt khi mua bất động sản.

Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương tại hội thảo chuyên đề "Nhận diện nghề môi giới bất động sản" diễn ra tại Đà Nẵng vào sáng 20/4. Hội thảo do báo Công Thương phối hợp với Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam tổ chức.

Hội thảo thu hút sự tham dự của hơn 600 đại biểu là đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng, UBND, các Sở Xây dựng, Tài nguyên & Môi trường các tỉnh khu vực miền Trung, các chuyên gia bất động sản cùng đại diện các doanh nghiệp, các nhà môi giới của cả nước.

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng đánh giá lại thực trạng và xu hướng phát triển của nghề Môi giới bất động sản Việt Nam, hàng lang pháp lý, văn bản pháp luật đối với nghề môi giới bất động sản (MGBĐS), vai trò của MGBĐS trong giao dịch và thị trường BĐS.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Hiện đang diễn ra tình trạng “bất đối xứng thông tin” trong thị trường bất động sản - Ảnh 1.

Quang cảnh hội thảo.

Các đại biểu tham dự hội thảo đều thống nhất cho rằng, đối với lĩnh vực kinh doanh BĐS, một lĩnh vực khá năng động và nhạy cảm - nhu cầu cung cấp dịch vụ này càng trở nên cần thiết và tất yếu để thực hiện chức năng kết nối người mua và người bán. Hiện nay trong cả nước có 33.000 cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề MGBĐS, và khoảng 80% BĐS giao dịch thành công thông qua môi giới, góp phần không nhỏ trong việc giải phóng một lượng lớn bất động sản tồn kho trong giai đoạn 2014 – 2018, giúp thị trường phát triển ổn định, lành mạnh.Việc cho phép MGBĐS hoạt động với mô hình và quy mô phù hợp sẽ giúp nhà phát triển BĐS rút ngắn thời gian thu hồi vốn để tái đầu tư, bảo đảm hiệu quả kinh tế, người tiêu dùng có cơ hội được phục vụ tốt hơn.

Theo ông Hà Quang Hưng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS, Bộ Xây dựng, hành lang pháp lý trong lĩnh vực MGBĐSliên tục được cập nhật và chỉnh sửa cho phù hợp. Tuy vậy, vẫn còn nhiều bất cập như quy định cá nhân không bắt buộc phải có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học thì mới được dự thi lấy chứng chỉ MGBĐS. Chế tài xử lý vi phạm đối với hành vi hành nghề môi giới khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề chưa đủ sức răn đe. Bên cạnh đó, bản thân các MGBĐScũng không coi trọng việc tham gia các khóa đào tạo.Giá trị pháp lý của chứng chỉ hành nghề MGBĐScần rút ngắn thời hạn còn từ 1-3 năm thay vì 5 năm như hiện tại.

Đáng chú ý, theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh – Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, hiện đang diễn ra tình trạng "bất đối xứng thông tin" trong thị trường BĐS. Người dân không thể biết được diễn biến một cách sát sườn nhất giá cả thị trường BĐS do sự thiếu minh bạch của thị trường này dẫn đến trường hợp bị rơi vào bẫy "bất đối xứng thông tin" và phải trả giá đắt khi mua BĐS.

"Các công ty tư vấn góp phần cung cấp đầy đủ thông tin đáng tin cậy, được kiểm chứng để giảm bớt rủi ro cho người mua nhà, khắc phục tình trạng bất đối xứng thông tin nghiêm trọng, dẫn đến rủi ro rất cao, thậm chí, lừa đảo đối với người mua BĐS hiện nay", ông Lê Đăng Doanh nói.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Hiện đang diễn ra tình trạng “bất đối xứng thông tin” trong thị trường bất động sản - Ảnh 2.

Hiện nay trong cả nước có 33.000 cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề MGBĐS, và khoảng 80% BĐS giao dịch thành công thông qua môi giới, góp phần không nhỏ trong việc giải phóng một lượng lớn bất động sản tồn kho trong giai đoạn 2014 – 2018, giúp thị trường phát triển ổn định, lành mạnh.

Một vấn đề cũng rất được quan tâm là đạo đức của người làm MGBĐS. Người làm MGBĐS lệch chuẩn đạo đức là nguyên nhân chính tạo nên các cơn sốt đất, giá ảo và bong bóng BĐS, lực lượng này cũng sẽ khiến thị trường BĐS không minh bạch, mang đến nhiều rủi ro cho khách hàng. Nhiều ý kiến cho rằng cần thiết phải đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến bộ quy tắc đạo đức nghề môi giới do Hiệp hội BĐS ban hành.

Ở khía cạnh khác, nhiều đại biểu tham dự hội thảo cho rằng hệ thống hạ tầng cho đào tạo nghề MGBĐSbài bản ở Việt Nam còn thiếu hụt. Ông Trần Minh Hoàng- Phó Tổng thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng nhìn chung Môi giới BĐS ở Việt Nam có trình độ ở mức thấp, thiếu chuyên nghiệp và còn thiếu quan tâm đến các quy định của pháp luật. Hoạt động đào tạo, bài bản chuyên sâu cho người hành nghề chưa thực sự được quan tâm ở Việt Nam.Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Đức Lập – Viện nghiên cứu và đạo tạo BĐS Đà Nẵng cho rằng hiện đang thiếu một giáo trình hoàn chỉnh cho công tác đào tạo chứng chỉ hành nghề. Ông Lập đề xuất nên áp dụng chung 1 bộ ngân hàng câu hỏi sát hạch cho môi giới trên toàn quốc và tổ chức thi, giám sát trên máy tính.

Ngoài ra, tại Hội thảo, các vấn đề về nghề MGBĐS trong kỷ nguyên số hay xu hướng sử dụng các công cụ truyền thông, công nghệ 4.0 trong MGBĐS cũng được đề cập.

Nói về xu hướng phát triển của MGBĐS, các đại biểu đều thống nhất vai trò quan trọng và duy nhất của MGBĐS trong thúc đẩy thanh khoản cho các dự án và nhà đầu tư; sàn giao dịch BĐS sẽ theo xu thế chuyên nghiệp hơn, tinh gọn hơn và áp dụng cộng nghệ nhiều hơn; Phân hóa, phân cấp đối tượng MGBĐSvà bán hàng BĐS rõ nét hơn, chuyên sâu hơn; Việt Nam sẽ đón nhận luồng nhân lực môi giới BĐS chuyên nghiệp từ các quốc gia khác.

Phúc An

NỔI BẬT TRANG CHỦ