• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tín hiệu “ngầm” gián đoạn Mỹ-Triều: Bất ngờ lối rẽ từ “đối trọng bất cân xứng”?

Thế giới 08/11/2018 20:19

(Tổ Quốc) -Triều Tiên vẫn tiếp gia tăng căng thẳng với Mỹ sau các cuộc đàm phán bế tắc và dường như đang đi vào ngõ cụt.

"Ẩn ý" bất ngờ cuộc gặp Mỹ-Triều gián đoạn

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói với báo chí vào ngày 7/11 rằng: "Chính quyền Mỹ đang rất hài lòng với các động thái gần đây của Triều Tiên. Chúng tôi nghĩ mọi thứ sẽ ổn thỏa."

Tín hiệu “ngầm” gián đoạn Mỹ-Triều: Bất ngờ lối rẽ từ “đối trọng bất cân xứng”? - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: The independent

Trước các câu hỏi về thông báo trì hoãn cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Tổng thống Trump cho biết:"Mỹ hài lòng với các biểu hiện của Triều Tiên. Tuy nhiên, chúng tôi không vội. Trừng phạt vẫn tiếp tục. Các hoạt động tên lửa cũng đã dừng. Hả tiễn cũng đã dừng".

Tuy nhiên, các quan chức quân sự Mỹ, các nhà ngoại giao và nguồn tin thân cận cho biết, hai bên đã kiềm chế đi tới sự nhượng bộ. Tuy nhiên, Triều Tiên có phần "tức giận thực sự" đối với việc từ chối nới lỏng trừng phạt của Mỹ và các căng thẳng như vậy giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng có thể làm cho tiến trình chậm lại.

"Điều này không tốt cho quá trình đàm phán vốn đã không có tiến triển tốt", ông Bruce Klingner, một nghiên cứu cấp cao tại Heritage Foundation cho biết.

Ông Bruce Klingner cho rằng, mối đe dọa gần đây của Triều Tiên nhằm khởi động xây dựng các lực lượng hạt nhân nếu Mỹ không nới lỏng trừng phạt, thực sự Bình Nhưỡng đã có cuộc gặp gỡ với Đại diện đặc biệt của Mỹ với Triều Tiên – ông Stephen Biegun và cả hai nước vẫn còn chưa thống nhất quá trình phi hạt nhân hóa".

"Rõ ràng, giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn giữ khoảng cách",

Ông Bruce Klingner - Đại diện đặc biệt của Mỹ với Triều Tiên nói.

Một nguồn tin thân cận từ các quan chức của Washington và Bình Nhưỡng cho biết, Triều Tiên bày tỏ tức giận thực sự vì động thái thờ ơ của Mỹ khi không chịu nới lỏng các trừng phạt. Lập trường của Triều Tiên là rằng Mỹ cần phải có động thái trước khi chúng tôi có bước tiếp theo.

Truyền thông nhà nước Triều Tiên KCNA cho biết vào ngày 2/11: "Chúng tôi đã đưa mọi thứ có thể cho Mỹ, những thứ tưởng chừng như khó có thể thực hiện thông qua các biện pháp chủ động và đầy thiện chí nhưng chưa hề nhận được sự trả lời tương xứng nào của Mỹ. Trừ khi Bình Nhưỡng nhận được câu trả lời thỏa đáng từ Mỹ thì mọi việc mới có thể được điều chỉnh.

Mỹ đã đình chỉ và tạm hoãn các cuộc tập quân sự với Hàn Quốc vì lợi ích ngoại giao. Và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Joseph Dunford đã nói ngày 5/11 rằng, nếu có thể tiếp tục tiến trình trong đối thoại giữa Mỹ và Triều Tiên thì điều đó có thể dẫn đến sự thay đổi tiềm năng trong sự hiện diện quân sự của Mỹ tại bán đảo Triều Tiên.

Triều Tiên chờ đợi biểu hiện từ phía Mỹ?

"Thực tế rằng, chúng ta càng có được thành công trong ngoại giao thì chúng ta sẽ càng không cảm thấy thoải mái trong không gian quân sự bởi vì theo thời gian, cuộc đàm phán sẽ cần phải có các định hướng thay đổi về động thái quân sự trên bán đảo Triều Tiên ", ông Dunford nói trong một sự kiện tại Đại học Duke.

Nhà phân tích quân sự và ngoại giao của CNN John Kirby cho biết, ông Dunford đã cố gắng để phản ánh thực tế cơ bản rằng, các biểu hiện của quân đội Mỹ tại bán đảo Triều Tiên gây ra nhiều căng thẳng.

Theo hướng như vậy, quân sự đóng vai trò quan trọng trong tiến trình ngoại giao và quá trình mặc cả hay thương lượng.

Trong khi Triều Tiên tuyên bố rằng nên thực hiện các bước cho tiến trình phi hạt nhân hóa thì các chuyên gia cho rằng động thái này vẫn có thể đảo ngược. Chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã cho đóng cửa các cơ sở thử nghiệm động cơ tên lửa, phá hủy lối vào khu thử hạt nhân và hứa hẹn sẽ đóng cửa nhà máy hạt nhân Yongbyon nếu Washington có cách "đối đáp tương xứng".

"Từng có động thái tiếp cận trước đây của Triều Tiên với tư duy "chúng tôi sẽ đưa cho bạn một chút nếu bạn cho chúng tôi một chút", theo kiểu "có đi có lại". Trong quá khứ, Tổng thống Mỹ cũng luôn giữa áp lực mạnh mẽ lên Bình Nhưỡng cho đến khi nhà lãnh đạo Triều Tiên quyết định tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn", một quan chức Mỹ nói trên CNN.

Quan chức này nói thêm rằng, một trong những lo lắng nhất hiện tại là phải đảm bảo phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Hàn Quốc nhằm duy trì gây sức ép toàn diện lên Bình Nhưỡng.

Đây là một vấn đề không phải bởi vì thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã mở cửa đối với các nhà lãnh đạo thế giới khác để có cơ hội gặp gỡ giữa Seoul và Bình Nhưỡng, giảm đi sự cô lập ngoại giao của Bình Nhưỡng mà cùng với Trung Quốc và Nga, điều đó có thể nới lỏng trừng phạt của Mỹ đối với Triều Tiên.

Trong khi đó, các mối đe dọa của Bình Nhưỡng trong tuần qua nhằm khởi động lại chương trình hạt nhân cũng gia tăng căng thẳng, một nguồn tin thân cận cho biết.

Triều Tiên cho rằng, mâu thuẫn cá nhân giữa các nhà đàm phán đứng đầu Mỹ Triều đã khiến cho tình hình trở nên căng thẳng.

Một quan chức quốc phòng Mỹ nói trên CNN rằng, một phần của vấn đề là nằm trong quan điểm của Mỹ. Ông Kim Yong Chol vẫn duy trì lập trường cứng rắn và gây nhiều khó khăn cho Mỹ.

Vào ngày 7/11, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino đã tuyên bố cuộc gặp dự kiến giữa Ngoại trưởng Mike Pompeo và các quan chức Triều Tiên đã bị hoãn.

"Do vấn đề liên quan đến lịch trình, vì vậy, cuộc gặp đã thay đổi về thời gian", ông Robert Palladino nói.

Trả lời các phóng viên, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino cho biết, phía Mỹ sẽ lên chương trình lại cho cuộc gặp. Tuy nhiên, ông Palladino từ chối cho biết chi tiết ai đã quyết định hủy các cuộc thảo luận hoặc lý do chính xác tại sao.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ