(Tổ Quốc) - Ngày 1.4.2023, Viện Phát triển Văn hoá Dân tộc phối hợp với Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội tổ chức Diễn đàn văn hoá "Hai Bà Trưng – Tín ngưỡng Phụng thờ người anh hùng dân tộc và Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Bộ" tại Miếu thờ Hai Bà Trưng, số 680 đường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- 27.01.2023 Hà Nội: Hàng ngàn người tham dự rước kiệu Bà tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng
- 27.01.2023 Quyền Chủ tịch nước dự Lễ khai hội đền Hai Bà Trưng
- 21.01.2023 Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Lễ hội Đền thờ Hai Bà Trưng xuân Quý Mão 2023
- 01.12.2022 Đền Hai Bà Trưng - điểm đến du lịch văn hoá tâm linh tại Mê Linh
- 10.11.2022 Hà Nội: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, vận hành chung cư trên địa bàn quận Hai Bà Trưng
Diễn đàn diễn ra trong hai ngày 1-2/4 với sự tham dự của đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo TP Hà Nội, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội, Sở Văn hóa Thể Thao Hà Nội, UBND Quận Hai Bà Trưng... cùng đông đảo các nhà khoa học, nghệ nhân dân gian...
Tham luận, ý kiến từ các nhà khoa học cùng đại diện cộng đồng thực hành di sản đã góp phần khẳng định các giá trị văn hóa của di sản và là biểu hiện tích cực đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói riêng và kho tàng di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung trong điều kiện phát triển xã hội, hiện tại và lâu dài.
Khai mạc Hội nghị, Viện trưởng Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc Trần Văn Nam nhấn mạnh: Từ truyền thống tri ân anh hùng dân tộc đến các thực hành tín ngưỡng của cộng đồng người Việt là cả một hành trình văn hóa cần được tìm hiểu, giải mã, đem đến những nhận diện giá trị văn hóa, thậm chí nhận diện cả những hạn chế, tiêu cực để kịp thời ngăn chặn, điều chỉnh cho đúng hướng, phục vụ đời sống văn hóa xã hội hiện nay. Với trường hợp Hai Bà Trưng và các nữ tướng của hai bà, những năm gần đây đã được cộng đồng tri ân và tôn vinh vào hàng các chủ điện thờ Mẫu, được gắn với các hình thức sinh hoạt thờ Mẫu Tam/Tứ phủ cũng như thực hành của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt nói chung.
Những biểu hiện văn hóa này cũng chính là sự hiện tồn của thực trạng phát triển của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu người Việt đã và đang diễn ra tại nhiều vùng quê trên phạm vi cả nước. Từ những biểu hiện của đời sống sinh hoạt văn hóa đang diễn ra, việc tổ chức các diễn đàn văn hóa là cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và mang lại ý nghĩa lý luận và ứng dụng cho môi trường sinh hoạt tín ngưỡng hiện nay. Đó cũng là mục tiêu hướng tới của Diễn đàn văn hóa do Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc phối kết hợp cùng Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đồng tổ chức.
Các ý kiến tham luận tại Diễn đàn của GS, TS Bùi Quang Thanh, GS, TS Trương Quốc Bình, GS, TS Lê Hồng Lý, PGS, TS Trần Thị An, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan, PGS, TS Nguyễn Thị Huế... đã góp phần đánh giá một cách khoa học, đảm bảo được tính lý luận và thực tiễn về hiện trạng thờ Mẫu của người Việt trên tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc là cần thiết, góp phần làm sáng rõ thêm truyền thống tôn vinh danh nhân và bảo vệ, tôn tạo các giá trị, hệ giá trị văn hóa của người Việt trong cộng đồng quốc gia các dân tộc Việt Nam.