Sau phần lễ, chương trình đón bằng UNESCO ghi danh “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại được tiếp tục với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, tái hiện những phần quan trọng trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, gồm các tiết mục: “Văn công đồng”, “Văn chầu Cô Bé”, “Về miền đất thiêng”, “Khúc hát quê tôi”…


Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt phân bố ở nhiều địa phương: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, và thành phố Hồ Chí Minh, trong đó Nam Định được coi là trung tâm với gần 400 điểm thờ cúng Thánh Mẫu. Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi... Từ thế kỷ XVI, việc thực hành tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân.
|