(Tổ Quốc) - Tối 2/4, Lễ đón Bằng công nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại của UNESCO cho Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ của người Việt đã diễn ra tại Quần thể di tích Phủ Dầy, Nam Định. Tối 2/4, Lễ đón Bằng công nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại của UNESCO cho Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ của người Việt đã diễn ra tại Quần thể di tích Phủ Dầy, Nam Định. Tối 2/4, Lễ đón Bằng công nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại của UNESCO cho Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ của người Việt đã diễn ra tại Quần thể di tích Phủ Dầy, Nam Định.
- 23.02.2017 Lễ đón bằng UNESCO ghi danh “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt”: Cần phát huy vai trò của cộng đồng
- 01.03.2017 Tổ chức lễ hội tôn vinh tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt
- 10.03.2017 Tôn vinh thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại Lễ đón bằng của UNESCO
- 02.04.2017 Cộng đồng cần hiểu đúng giá trị của Tín ngưỡng thờ Mẫu
- 22.03.2017 Phú Thọ tổ chức tôn vinh “Tín ngưỡng thờ mẫu Âu Cơ”
- 28.03.2017 Khẩn trương chuẩn bị Lễ đón Bằng UNESCO ghi danh “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”
- 02.04.2017 Trước thềm đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể: Tăng cường tuyên truyền để tránh hiểu sai về di sản
Tham dự buổi lễ có Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện; các Thứ trưởng Bộ VHTTDL: Đặng Thị Bích Liên, Vương Duy Biên; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung; Thượng tướng Bùi Văn Nam- Thứ trưởng Bộ Công an; Đại diện khách quốc tế có bà Susan Vize, Quyền Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội; Đại sứ quán các nước tại Việt Nam; Đại biểu các tỉnh, thành; Lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định cùng đông đảo nhân dân địa phương.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Lễ đón bằng công nhận của UNESCO (ảnh: Nam Nguyễn) |
Phát biểu tại buổi lễ, bà Susan Vize nói: “Nam Định là một trong những trung tâm của "Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ của người Việt", tôi hạnh phúc khi đang đứng ở đây. Từ chỗ bị hạn chế do hiểu nhầm, cấm đoán, những giá trị của di sản này đã được hồi sinh và phát triển mạnh mẽ. Có được điều này là nhờ sự cố gắng của Chính phủ Việt Nam và đặc biệt là niềm tin và quyết tâm của những người tham gia Thực hành di sản này.
"Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ của người Việt" không đơn giản chỉ là nghi lễ lên đồng mà còn là những giây phút giao tiếp thiêng liêng giữa con người với thần thánh. Ở phương diện xã hội, di sản đã khích lệ và bồi đắp lòng khoan dung giữa các tộc người, đề cao sự đa dạng trong sự sáng tạo văn hoá của các dân tộc. Đến nay, những Thực hành di sản này đã trở thành sợi dây quan trọng giữa các cộng đồng có liên quan, chính vì giá trị đó, mà UNESCO đã ghi danh "Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ của người Việt" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.
Bà Susan Vize cũng khẳng định, việc UNESCO ghi danh một di sản không phải là điểm kết thúc mà là khởi đầu cho một hành trình mới. Bởi để có được sự bền vững trong công tác bảo vệ và phát huy di sản chưa bao giờ là công việc dễ dàng, vì vừa phải bảo vệ giữ gìn các giá trị truyền thống vừa phải tiếp thu các giá trị hiện đại. Hơn nữa, điều tối quan trọng là phải thu hút được sự tham gia của các bên liên quan, đó là cộng đồng nắm giữ và thực hành di sản, con cháu của họ phải là trung tâm của việc gìn giữ và bảo vệ này”.
Bà Susan Vize cũng khẳng định, việc UNESCO ghi danh một di sản không phải là điểm kết thúc mà là khởi đầu cho một hành trình mới (ảnh: Nam Nguyễn) |
Quyền Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội bày tỏ mong mỏi Chính phủ Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng các thành viên "Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ của người Việt" và có những chính sách bảo vệ di sản hữu hiệu, đồng thời cần không ngừng nâng cao nhận thức cho công chúng và thế hệ tương lai về các giá trị của di sản, đặc biệt là lòng bác ái và sự khoan dung.
Đồng hành với các địa phương bảo tồn, phát huy Di sản
Cũng tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã công bố chương trình hành động nhằm bảo tồn, phát huy bền vững di sản "Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ của người Việt".
Theo đó, Bộ VHTTDL sẽ đồng hành cùng các địa phương trong việc tiếp tục nhận diện giá trị, nghiên cứu, kiểm kê, tư liệu hóa Di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” và các tập quán, nghi lễ, lễ hội truyền thống gắn với Di sản. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, một đạo lý, một tâm thức suy tôn phụng thờ người mẹ của người Việt Nam và vai trò của Di sản trong đời sống, đặc biệt là thế hệ trẻ đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và Di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” nói riêng.
Tạo điều kiện cho việc thực hành, sáng tạo và truyền dạy Di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” trong cộng đồng nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân địa phương và cộng đồng. Khuyến khích những nghệ nhân hát văn cao tuổi truyền dạy những bản hát cổ cho thế hệ trẻ; tăng cường các hình thức giáo dục về giá trị và ý nghĩa của Di sản trong trường học; Tôn vinh cá nhân, cộng đồng có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa của Di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng thực hiện các biện pháp quản lý Nhà nước nhằm giữ gìn, bảo vệ, phát huy những giá trị tốt đẹp của Di sản, đồng thời ngăn ngừa, loại bỏ các hủ tục và hành vi lợi dụng Di sản để trục lợi, có tác động tiêu cực tới đời sống cộng đồng, xã hội và làm sai lệch Di sản; ngăn chặn, xử lý nghiêm việc lợi dụng thương mại hóa, hoặc các hiện tượng khác làm biến dạng Di sản. Phối hợp với các cơ quan truyền thông, các hội nghề nghiệp tổ chức các chương trình giới thiệu, quảng bá về giá trị Di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tới công chúng trong nước và ngoài nước, góp phần phát huy di sản bền vững...
“Bộ sẽ chỉ đạo, đồng hành với các địa phương thực hiện tốt việc bảo tồn, phát huy Di sản này”, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định.
“Bộ sẽ chỉ đạo, đồng hành với các địa phương thực hiện tốt việc bảo tồn, phát huy Di sản này”, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định (ảnh: Nam Nguyễn) |
Sớm xây dựng Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”
Thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước chúc mừng sự kiện Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO vinh danh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, được cộng đồng sáng tạo trao truyền qua nhiều thế hệ, thể hiện quan điểm về ứng xử giữa con người với con người, con người và thiên nhiên, trong đó đề cao vai trò của người phụ nữ, người mẹ trong cuộc sống gia đình và xã hội. Các Thực hành trong Tín ngưỡng còn phản ánh sự tích hợp nhiều loại hình văn hóa truyền thống của dân tộc, dung hòa sắc thái văn hóa của đồng bào các dân tộc tạo nên một bức tranh đa màu sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Chúc mừng và biểu dương cộng đồng các địa phương là chủ thể của di sản đã sáng tạo, gìn giữ, phát huy giá trị của di sản góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam đa dạng trong sự thống nhất, Phó Thủ tướng khẳng định: “Đón nhận sự kiện văn hóa “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là niềm vui chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tôi ghi nhận sự quan tâm của các cấp chính quyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nghệ nhân tham gia thực hành, truyền dạy những giá trị của di sản. Tôi cũng đánh giá cao những nỗ lực của Bộ VHTTDL, Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, các Nhà khoa học đã phối hợp với tỉnh Nam Định và Tổ chức quốc tế đã đồng thuận ủng hộ, vinh danh di sản này của Việt Nam”.
“Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã khẳng định những giá trị mang tính toàn cầu của di sản, đó là đóng góp của dân tộc ta vào sự phong phú, đa dạng văn hóa của nhân loại, phản ánh sự chủ động, hội nhập tích cực của đất nước ta với quốc tế. Đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta, sự chung tay của cộng đồng trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị của di sản, thực hiện nghiêm túc cam kết quốc tế- Phó Thủ tướng khẳng định.
Phó Thủ tướng đề nghị, sau sự kiện này, Bộ VHTTDL, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tiếp tục hợp tác chặt chẽ với tỉnh Nam Định và các địa phương có di sản này sớm xây dựng Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản để “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” cùng các di sản văn hóa phi vật thể khác của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế vinh danh luôn được tỏa sáng, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tạo sức mạnh nội sinh quan trọng, đóng góp vào sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, ông Phạm Đình Nghị- Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định đã thay mặt các tỉnh, thành phố có di sản Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt phát biểu: Tỉnh Nam Định và các tỉnh sở hữu di sản và Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch phối hợp chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước, tiếp tục nghiên cứu làm phong phú thêm giá trị của di sản; tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng để họ tự hào và tích cực tham gia bảo vệ, phát huy giá trị tốt đẹp của di sản, đồng thời loại bỏ các hủ tục có tác động tiêu cực tới đời sống cộng đồng xã hội và làm sai lệch giá trị di sản, để “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” luôn xứng đáng là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại.
Ông Phạm Đình Nghị khẳng định, Di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được vinh danh ở tầm quốc tế, sẽ góp phần tăng cường vị trí, vai trò của di sản văn hóa đối với đời sống xã hội, làm giàu thêm bức tranh đa dạng văn hóa của Việt Nam và nhân loại. Đón nhận Bằng UNESCO không chỉ là niềm vinh dự, tự hào mà còn là trách nhiệm lớn lao; Chúng tôi hiểu rằng cần phải đoàn kết đồng lòng kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, xây dựng quê hương, đất nước ta ngày càng giàu đẹp văn minh.
Bày tỏ cảm ơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ VHTTDL, Tổ chức Khoa học, Giáo dục, Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO), các Bộ, Ban, Ngành Trung ương; các địa phương, các Tổ chức cá nhân cùng đông đảo cộng đồng đã quan tâm giúp đỡ và ủng hộ để di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được ghi danh trong Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tỉnh Nam Định cũng mong muốn tiếp tục được đón nhận tình cảm, sự quan tâm giúp đỡ nhiều hơn nữa trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị các Di sản văn hóa góp phần phát triển kinh tế xã hội của quê hương, đất nước.
(ảnh: Nam Nguyễn) |
Kết thúc buổi lễ là chương trình nghệ thuật đặc sắc "Tỏa sáng miền Hát Văn" tôn vinh Di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”./.