• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tổng thống Trump đảo chiều con đường dầu toàn cầu

Kinh tế 11/10/2018 09:45

(Tổ Quốc) - Hàng loạt dòng chảy năng lượng mới đang được tạo ra và làm biến động mạnh thị trường.

Lượng dầu thô từ các nhà xuất khẩu Tây Phi và Mỹ Latinh ngày càng gia tăng sản lượng đến Trung Quốc – điều trái ngược với xuất khẩu năng lượng của Mỹ sang nền kinh tế thứ hai thế giới. Trong khi đó, thế giới đang đứng trước nhu cầu cấp bách tìm kiếm nguồn cung dầu mới thay thế cho Iran - nơi xuất khẩu dầu của nước  này có thể sụp đổ vào tháng tới.

Điều liên kết sự chuyển dịch dòng chảy của dầu là chính sách đối ngoại của ông Trump. Việc Trung Quốc giảm mua dầu thô Mỹ và mua thêm từ những nơi khác – diễn ra vào đúng lúc cuộc chiến thương mại song phương leo thang. Tương tự như vậy, các biện pháp trừng phạt về dầu mỏ đối với Iran, có hiệu lực từ ngày 4/11, đã khiến các nước khác gia tăng nhu cầu tìm kiếm nguồn cung dầu thay thế.

Chính sách đối ngoại của ông Trump đang định hình lại dòng dầu

Olivier Jakob

Thị trường dầu mỏ cũng đang vật lộn với sản lượng kỷ lục của Hoa Kỳ, được thúc đẩy bởi việc tăng cường sản xuất dầu đá phiến và việc vào cuối năm 2015 Mỹ loại bỏ các giới hạn xuất khẩu thô dài hạn. Một vài năm trước đây, sản lượng dầu của Mỹ chỉ vài trăm nghìn thùng một ngày còn bây giờ, luôn đạt mức trung bình 2 triệu thùng mỗi ngày mỗi tháng. Dầu thô Mỹ ngày càng chảy vào các thị trường châu Á, châu Âu và châu Mỹ Latinh, theo dữ liệu từ chương trình quản lý thông tin năng lượng của Mỹ.

Chuyển dòng năng lượng toàn cầu

Tổng thống Trump đảo chiều con đường dầu toàn cầu   - Ảnh 2.

Xuất khẩu dầu của Mỹ tháng 8 năm 2017 và tháng 8 năm 2018. (Nguồn: Bloomberg)

Nhưng đã có nhiều thay đổi gần đây về chính xác nơi những thùng dầu của Mỹ đang đi. Trung Quốc, nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, trong tháng 8 đã không nhập bất kỳ lượng dầu thô nào của Mỹ- lần đầu tiên kể từ tháng 9/2016, theo số liệu gần đây nhất từ Mỹ. Điều này đảo chiều hoàn toàn so với mức gần 12 triệu thùng trong tháng 7 đổ tới Trung Quốc – đánh dấu nước này là quốc gia nhập khẩu dầu lớn thứ 2 của Mỹ.

Trong bối cảnh này, các chuyến hàng chở dầu đến Hàn Quốc tăng vọt lên mức kỷ lục 267.000 thùng/ngày trong tháng 8 - tăng 313% so với cùng kỳ năm ngoái, theo các tính toán của Bloomberg. Khối lượng dầu Mỹ sang Nhật Bản và Ấn Độ tăng lần lượt 198% và 165%. Xuất khẩu dầu của Washington sang Anh, Ý và Hà Lan cũng tăng mạnh trong năm nay.

Bà Caroline Bain, chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Capital Economics, cho biết: "Mô hình thương mại có vẻ như sẽ không tập trung vào Trung Quốc nữa mà chuyển sang các nước châu Á khác và châu Âu".

Trong khi đó, Trung Quốc cũng ngày càng chuyển hướng sang các khu vực khác. Xuất khẩu dầu từ Colombia sang quốc gia châu Á này tăng gấp năm lần trong tháng 9, trong khi các lô hàng dầu từ Brazil đạt mức cao nhất trong năm nay. Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đã mua 1,71 triệu thùng dầu thô mỗi ngày từ Tây Phi trong tháng 10, nhiều nhất kể từ tháng 8/2011.

Hiệu ứng trừng phạt

Chưa rõ ở mức độ nào, nếu có, về việc Trung Quốc sẽ hạn chế các chuyến hàng dầu thô từ Iran do các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, người mua ở Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc đang bắt đầu giảm mua dầu từ Tehran. Hoàng tử Ảrập Saudi Mohammed Bin Salman nói rằng vương quốc này và các nhà sản xuất OPEC khác đang bù đắp cho nguồn cung bị mất từ Iran.

Nhu cầu tìm nơi thay thế cho Iran là rõ ràng. Xuất khẩu dầu từ Oman tháng trước đã tăng lên mức cao nhất trong năm nay để đáp ứng nhu cầu mạnh từ Trung Quốc, theo dữ liệu của Bloomberg. Kuwait cũng đang hướng dòng chảy dầu mạnh hơn đến châu Á, trong khi các chuyến hàng đến Mỹ vào cuối tháng 9 đã ngừng lại - lần đầu tiên xảy ra kể từ Chiến tranh vùng Vịnh 1990-91.

Các hạn chế về giao dịch với Iran đang có ảnh hưởng đến giá dầu, với giá dầu Brent chuẩn toàn cầu hiện đang được giao dịch ở gần mức cao nhất trong bốn năm. Trong tháng trước giá dầu thô đã tăng vọt lên 90 USD / thùng. Các nhà xuất khẩu dầu lớn của thế giới, thường được hưởng lợi khi dòng chảy thương mại bị xoay chuyển, đang kiếm được nhiều nhất kể từ đầu năm 2017.

Dòng chảy dầu từ Iran có thể giảm từ 2 triệu thùng/ngày, xuống dưới 1 triệu thùng trong tháng 11 và có thể là cả trong tháng 12, công ty Energy Aspects cho biết trong một báo cáo ngày 1/10.

Cho dù là nhu cầu tìm nguồn cung cấp thay thế từ Iran, hay các hành động khác của Tổng thống Mỹ, chính sách của ông Trump hiện đang có tác động trực tiếp đến những nơi dầu đang chảy ra, Eugene Lindell, một nhà phân tích tại JBC Energy GmbH ở Vienna cho biết.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ