(Tổ Quốc) - Liên quan tới vấn đề bảo tồn di tích, trong đó có việc trùng tu, sửa chữa các di tích xuống cấp ở TP.HCM, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đã thông tin tới báo chí.
- 23.11.2024 Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11): Bảo tồn di sản là nguồn lực để phát triển bền vững
- 21.11.2024 Bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch
- 20.11.2024 Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa là rất cần thiết
- 13.11.2024 Cần những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Chứt ở tỉnh Quảng Bình
- 21.10.2024 Cần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 193 di tích được xếp hạng và hơn 130 công trình được các Sở ngành và ủy ban nhân dân cấp huyện thống nhất đưa vào danh mục kiểm kê di tích, tất cả đều được bảo tồn (bảo vệ) theo quy định của Luật Di sản văn hóa và các quy định khác có liên quan.
Về bảo tồn di tích, cụ thể, với 2 di tích Lăng Trương Tấn Bửu và Lò gốm Hưng Lợi, Sở VHTT cho biết, di tích Lò gốm Hưng Lợi hiện nay đã xuống cấp, sụp đổ phần lò phía trên, chỉ còn lại nền móng công trình. Việc triển khai dự án trùng tu, tôn tạo di tích Lò gốm Hưng Lợi bị chậm do việc lấn chiếm, tranh chấp đất đai phức tạp, khiếu nại kéo dài.
Trung tâm Bảo tồn di tích Thành phố (đơn vị dự kiến được giao làm chủ đầu tư) đang lập phương án, khái toán tổng mức đầu tư để đề xuất bố trí nguồn vốn theo quy định của Luật Đầu tư công; dự kiến tu bổ, phục hồi trong giai đoạn 2026-2030.
Hiện nay, Ủy ban nhân dân Quận 8 cơ bản đã xây dựng xong tường rào bảo vệ di tích đối với diện tích đất thuộc sở hữu nhà nước, tăng cường công tác an ninh để di tích không bị lấn chiếm, xâm hại.
Đối với di tích Lăng Trương Tấn Bửu, hiện nay, nấm mộ, bình phong, thành mộ đã bong tróc, nứt một số nơi, hoa văn vẽ trang trí bình phong hậu bị xuống cấp theo thời gian, do đó, việc trùng tu phải nghiên cứu phù hợp với kiến trúc, chất liệu nhằm đảm bảo được nét cổ kính của di tích mộ cổ.
Sở cho biết, UBND quận Phú Nhuận, Ban Quản lý di tích từ năm 2020 đến nay chưa có đề xuất tu bổ, phục hồi về Sở VHTT. Sở VHTT phối hợp với các đơn vị liên quan trao đổi với Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận về tu bổ, phục hồi di tích Lăng Trương Tấn Bửu.
Lăng Trương Tấn Bửu là công trình tiêu biểu của kiến trúc lăng mộ đầu thế kỉ XIX ở Gia Định (ảnh: Cổng TTGT Phú Nhuận)
Sở VHTT cũng cho hay, việc tu bổ, phục hồi di tích mất nhiều thời gian hơn so với các công trình thuộc các lĩnh khác, do phải thực hiện theo nhiều quy định hiện hành của pháp luật như: Luật Đầu tư công, Luật Di sản văn hóa, Luật Xây dựng… do đó, cần sự phối với của Bộ VHTTDL đối với di tích quốc gia, cùng nhiều Sở ngành liên quan như Sở KHĐT, Sở VHTT, Sở Xây dựng, Sở Tài chính…
Thông tin về việc bảo vệ các di tích cấp quốc gia ở TP.HCM, hiện nay được Sở VHTT, UBND cấp huyện, cấp xã và các tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di tích thực hiện theo đúng quy định của Luật Di sản văn hóa và các quy định khác có liên quan. Từ năm 2021 đến nay, không có tình trạng xâm hại di tích, mất hiện vật tại di tích, không có sinh hoạt tín ngưỡng - tôn giáo tại di tích trái quy định, an ninh, vệ sinh môi trường được đảm bảo; các di tích quốc gia thu hút ngày các nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu.
Tại di tích quốc gia Lăng Trương Tấn Bửu, Sở cho biết, hiện nay có 01 gia đình đang sinh sống, trông coi di tích từ trước năm 1975, do đó, việc tiếp cận tham quan, tìm hiểu có khó khăn hơn ở các di tích khác. Trên địa bàn Thành phố, không có quy định cấp giấy phép cho các tổ chức và cá nhân đến tham quan di tích, Phòng VHTT có hỗ trợ để các tổ chức, cá nhân đến tham quan tìm hiểu tại di tích trên địa bàn khi có yêu cầu.
Sở VHTT sẽ trao đổi với UBND quận Phú nhuận, Phòng VHTT quận Phú Nhuận đối với phản ánh di tích Lăng Trương Tấn Bửu không cho người dân vào tham quan, khi yêu cầu chụp ảnh, tham quan thì bị yêu cầu phải có giấy phép của Phòng VHTT...