Quyết định này của Phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) được thực hiện theo khiếu nại của nhiều hãng thương mại quốc tế bán quần áo và đồ xa xỉ. Họ cho rằng cho rằng chợ mua sắm trực tuyến Taobao thuộc Tập đoàn Alibaba đã có chính sách kiểm soát thiếu hiệu quả của trong cuộc chiến chống hàng giả và sản phẩm vi phạm bản quyền.
Mặc dù việc có tên trong "danh sách đen" không bao gồm biện pháp trừng phạt trực tiếp nào, song đây được xem là một "đòn giáng mạnh" vào nỗ lực nâng cao hình ảnh và thương hiệu của Alibaba trong thời gian gần đây nhằm tấn công vào thị trường toàn cầu và cạnh tranh với các đối thủ như eBay và Amazon.
Alibaba bày tỏ sự thất vọng trước thông tin này. Taobao từng được đưa vào danh sách đen một lần hồi năm 2011, song được xóa khỏi danh sách một năm sau đó sau khi cố gắng đủ để giải quyết lo ngại về quyền sở hữu trí tuệ cùng cam kết cắt giảm số lượng hàng lậu, hàng giả được bày bán trên trang web.
Trong danh sách năm 2016, Phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho rằng Alibaba có tiến hành nhiều bước đi để chống vi phạm bản quyền, bao gồm việc làm mờ các nhãn hiệu trong hình ảnh sản phẩm và phát triển công nghệ ngăn chặn người bán hàng giả mở lại cửa hàng với cái tên mới. Dù vậy, mức độ báo cáo về hàng giả, hàng vi phạm bản quyền vẫn là “quá cao”. Các loại hàng hóa này đặt ra “mối đe dọa kinh tế nghiêm trọng” với ngành công nghiệp sáng tạo và cải tiến của Mỹ, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng trong một số trường hợp.
Chủ tịch Tập đoàn Alibaba Michael Evans bày tỏ sự thất vọng trước quyết định của USTR, đặc biệt là trong bối cảnh công ty đã và đang có những bước tiến quan trọng trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tuyên bố cho rằng USTR đã bỏ qua kết quả thực tiễn của công ty trong việc xóa bỏ được gấp đôi số sản phẩm vi phạm trong năm 2016 so với năm 2015.
Thủy Bích (t/h)