(Cinet) - Hơn 200 tài liệu hiện vật gốc là di sản văn hoá truyền thống và đương đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam sẽ được Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam trưng bày, giới thiệu tại Quảng Nam.
- 08.06.2018 13 tỉnh tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ III
- 07.06.2018 Hai ngày hội lớn được tổ chức trong tháng 8 và 9/2018
- 11.07.2018 Quảng bá văn hóa tại Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ III
- 02.08.2018 Tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ III
- 09.08.2018 Lùi thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ III, năm 2018
- 16.08.2018 Sẵn sàng cho Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ III
(Cinet) - Hơn 200 tài liệu hiện vật gốc là di sản văn hoá truyền thống và đương đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam sẽ được Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam trưng bày, giới thiệu tại Quảng Nam.
Ảnh: Lễ hội mừng lúa mới của dân tộc Cơ Tu ở huyện Tây Giang, Quảng Nam |
Thực hiện Quyết định 2985/QĐ-BVHTTDL ngày 09/8/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức trưng bày, giới thiệu đặc trưng văn hóa các dân tộc Miền Trung, nhân dịp Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ III tại Quảng Nam, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam trưng bày chuyên đề: “Đặc trưng văn hóa các dân tộc miền Trung trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam”.
Với hơn 200 tài liệu hiện vật gốc là di sản văn hoá truyền thống và đương đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được lựa chọn trong hàng nghìn hiện vật, tài liệu đang lưu giữ, bảo quản tại kho cơ sở của Bảo tàng giới thiệu văn hóa các vùng miền Việt Nam như:
Vùng đồng bằng Bắc Bộ: Nơi cư trú của người Kinh, gắn với hình thái kinh tế lúa nước từ lâu đời. Hình ảnh cây đa, giếng nước, mái đình biểu trưng cho mỗi làng quê, là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng như hội làng, cưới xin, ma chay, thờ thành hoàng làng, chèo, quan họ, rối nước, phường vải, hát soan...
Vùng thung lũng: là địa bàn sinh sống của các tộc người Tày, Nùng, Thái, Lào, Lự, Sán Chay... Đồng bào cư trú thành từng bản, ở nhà sàn dựng dưới chân đồi, chân núi. Canh tác ruộng nước kết hợp với nương rẫy là nguồn sống chính. Ngoài ra, đồng bào còn tự trồng bông, nhuộm màu, dệt thổ cẩm với hoa văn đẹp mắt, sặc sỡ tạo nên những bộ trang phục mang đậm sắc thái dân tộc.
Vùng núi cao: Nơi cư trú của các dân tộc Mông, Dao, Lô Lô, Hà Nhì, Pu Péo... Hầu hết các dân tộc có nghề thủ công dệt vải từ lâu đời, với kỹ thuật cắt khâu, thêu thùa các hoạ tiết hoa văn hình học, hình cây, hoa, lá từ thiên nhiên được bàn tay khéo léo của người phụ nữ đưa vào trang phục truyền thống.
Vùng ven biển Miền Trung: Địa bàn nổi tiếng với những tháp Chăm, công trình kiến trúc độc đáo, được công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.
Vùng Trường Sơn - Tây Nguyên: Nơi cư trú của nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer và Nam Đảo. Đồng bào sống tập trung thành từng buôn. Nhà rông là biểu tượng sức mạnh là nơi sinh hoạt văn hoá, giáo dục cộng đồng.
Vùng Nam Bộ: Nơi cư trú chủ yếu của người Kinh, Khmer, Chăm, Hoa. Họ có kỹ thuật canh tác lúa nước từ lâu đời. Đồng bào có kho tàng nghệ thuật, âm nhạc dân gian phong phú với nhiều lễ, tết, hội trong năm như: Lễ Chôl chnăm thmây (tết năm mới), lễ Đôn ta (lễ cúng ông bà), Óoc Om Boóc (lễ cúng trăng)…
Hy vọng chuyên đề “Đặc trưng văn hóa các dân tộc miền Trung trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam” từ ngày 24/8 đến 26/8/2018, tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam sẽ góp phần quảng bá các giá trị văn hoá truyền thống tộc người các tỉnh miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, tăng cường sự hiểu biết, ý thức bảo tồn, phát triển bền vững di sản văn hoá dân tộc Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển.
Thực hiện Vi Biên – Phòng TBTT