(Tổ Quốc) - “Sự sụt giảm về tăng trưởng tiêu dùng và mất giá của đồng Nhân dân tệ đã khiến nhiều trung tâm đô thị của Trung Quốc tụt hạng nặng nề trên bảng xếp hạng”.
- 21.03.2017 Sáng kiến lạ bất thành của Bắc Kinh ngăn du khách trộm giấy vệ sinh
- 21.03.2017 “Tháng Ba bất chợt một ngày, trắng tinh hoa sưa về đây“
- 21.03.2017 Người đàn ông Mỹ dành nhiều năm chơi đùa và chụp ảnh cùng… cá mập
- 21.03.2017 Dinh I Đà Lạt giữ giá vé tham quan 150 ngàn đồng/lượt
- 21.03.2017 Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2017 sẽ có 9 hạng mục giải thưởng
- 21.03.2017 Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nghe báo cáo công tác chuẩn bị Hội nghị Du lịch trong dịp APEC 2017
Đó là lời nhận xét trong báo cáo mới đây của cơ quan dự báo kinh tế Anh Economist Intelligence Unit (EIU) về Chi phí sinh hoạt của các thành phố trên thế giới năm 2017. Hai lần một năm, EIU công bố Bản khảo sát Chi phí sinh hoạt của các thành phố trên thế giới, qua đó đưa ra những đánh giá, phân tích và dự đoán về sự biến động kinh tế toàn cầu.
Các trung tâm đô thị lớn của Trung Quốc tụt từ 11 - 16 bậc trên bảng xếp hạng (Ảnh: theygetaround.com) |
Trong Bản khảo sát mới được công bố, Hàn Quốc vươn lên mạnh mẽ trong khi Trung Quốc tụt hạng nặng nề. Cụ thể, các trung tâm đô thị lớn như Bắc Kinh, Tô Châu, Quảng Châu, Thiên Tân, Đại Liên đều tụt từ 11 cho tới 16 bậc trên bảng xếp hạng. Trong khi đó, Seoul, Hàn Quốc đã mạnh mẽ vượt lên top 6, tăng 44 bậc so với 7 năm trước đó.
Các quốc gia châu Á khác cũng đang vươn lên mạnh mẽ. Singapore và Hong Kong vững vàng ở hạng nhất và nhì, đồng thời Tokyo và Osaka của Nhật Bản cũng đã lọt vào top 5. Song song với đó, Mỹ và Châu Âu lại tụt hạng đáng kể. Pháp là nước duy nhất của châu Âu lọt vào top 10 của Bản khảo sát.
Singapore, Hong Kong, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Mỹ và Đan Mạch là những quốc gia đắt đỏ nhất thế giới. Trong khi đó, những thành phố với chi phí rẻ nhất thế giới đến từ các quốc gia Ấn Độ, Romania, Ukraine, Algerie, Pakistan, Nigeria…
Chi phí sinh hoạt là một thuật ngữ kinh tế chỉ số tiền cần có để duy trì các tiêu chuẩn sinh hoạt cơ bản. Bản khảo sát Chi phí sinh hoạt của EIU được thực hiện khi so sánh 400 giá cả riêng biệt trên 160 loại sản phẩm và dịch vụ thuộc các khía cạnh: thức ăn, nước uống, may mặc, giao thông, giáo dục… Việc theo dõi sự biến động trong chi phí sinh hoạt tại các quốc gia có ý nghĩa rất lớn trong việc phân tích và dự đoán kinh tế thế giới
EIU cho biết, trong năm 2016 vừa qua, lạm phát và mất giá đã ảnh hưởng đáng kể tới chi phí sinh hoạt trên thế giới./.
Hoàng Long (Theo Economist Intelligence Unit)