(Tổ Quốc) - Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Thông tư 11/2023/TT-BGDĐT (Thông tư 11) về việc bãi bỏ Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18/7/2014 (Thông tư 23) quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học, sau khi Thông tư 11 được ban hành đã có những ý kiến băn khoăn khi trường đại học không còn được đào tạo chất lượng cao trình độ đại học.
- 17.06.2023 Đa dạng lựa chọn với khối ngành Ngôn ngữ tại Đại học Đông Á
- 24.05.2023 Đoàn cán bộ Trường Đại học Thể thao quốc gia Hàn Quốc sang thăm và làm việc với Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
- 19.05.2023 Năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển 14.945 chỉ tiêu
- 24.03.2023 Các trường đại học nước ngoài đón tín hiệu tích cực từ giáo dục đại học Việt Nam
- 04.08.2022 Thực hiện tự chủ đại học: Cần tiếp tục đầu tư tài chính từ ngân sách
Làm rõ về việc ban hành Thông tư 11 này, Bộ GDĐT cho biết, việc bãi bỏ Thông tư 23 là cần thiết và phù hợp với quy định của Luật Giáo dục đại học 2018.
Trong Luật Giáo dục đại học 2018, khái niệm chương trình đào tạo chất lượng cao đã không còn tồn tại, việc phát triển các loại chương trình đào tạo khác nhau thuộc quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, đảm bảo tuân thủ các quy định về chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bộ GDĐT khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo có các yêu cầu về chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra cao hơn so với chuẩn do Bộ GDĐT quy định.
Các cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm công khai, minh bạch thông tin đối với các chương trình đào tạo do trường cung cấp, cam kết với người học về tuyên bố chất lượng đầu ra của các chương trình đào tạo này, đồng thời thực hiện trách nhiệm giải trình đối với các bên liên quan cũng như toàn xã hội.
Như vậy, việc bãi bỏ Thông tư 23 không có nghĩa là các cơ sở giáo dục đại học không còn hay không được triển khai các "chương trình chất lượng cao". Điều này cũng không ảnh hưởng tới việc tuyển sinh và đào tạo các chương trình đào tạo khác nhau của các cơ sở giáo dục đại học, Bộ GDĐT khẳng định.
Cũng theo Bộ GDĐT, các cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ trong việc xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo, nhưng dù với tên gọi là gì cũng cần đảm bảo tuân thủ các quy định về chuẩn chương trình đào tạo, về việc đảm bảo chất lượng từ đầu vào, các điều kiện dạy và học, quá trình đào tạo cho đến đầu ra, cũng như các các quy định khác liên quan đến đào tạo.
Việc xây dựng và thực hiện các "chương trình chất lượng cao" (có yêu cầu cao hơn về chuẩn đầu ra, về các điều kiện đảm bảo chất lượng…) thuộc quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học. Về học phí, các cơ sở giáo dục đại học xác định và thực hiện theo các quy định của Chính phủ tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021.
Ngày 15/6/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 11/2023/TT-BGDĐT về việc bãi bỏ Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18/7/2014 quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học. Thông tư 11 có hiệu lực từ ngày 01/12/2023.
Các khóa đã tuyển sinh trước ngày 01/12/2023 (là ngày Thông tư 11 có hiệu lực) được tiếp tục thực hiện việc tổ chức đào tạo cho đến hết khóa học theo các quy định tại Thông tư 23.