(Tổ Quốc) - Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Liên Hiệp Phụ nữ tp Hồ Chí Minh, Hội LHPN tỉnh Tiền Giang với sự hỗ trợ từ Đại sứ quán Australia đã chia sẻ kết quả, bài học kinh nghiệm trong việc hỗ trợ 3.591 phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương phục hồi, phát triển sinh kế, giảm thiểu rủi ro bị bạo lực sau ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19.
- 21.05.2024 Việt Nam- Australia: Tăng cường hợp tác phòng chống bạo lực gia đình, thực hiện bình đẳng giới
- 10.04.2024 Việt Nam trúng cử Hội đồng Chấp hành Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women)
- 21.03.2024 BAT Việt Nam hưởng ứng Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới
- 30.11.2023 Bình đẳng giới trong đời sống gia đình là cơ sở để đạt được bình đẳng giới trong xã hội
Dự án "Ứng phó khẩn cấp và hỗ trợ phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực" trị giá 1,46 triệu USD (hơn 36,5 tỷ đồng) do Chính phủ Australia tài trợ được thực hiện từ năm 2022-2024.
Với mục tiêu hỗ trợ khả năng phục hồi kinh tế của phụ nữ bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 và nâng cao năng lực của các tổ chức địa phương trong việc ứng phó, phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp, sau hai năm thực hiện, Dự án đã ghi nhận những kết quả rất khả quan gồm:
3.591 phụ nữ nghèo hoặc cận nghèo, thất nghiệp hoặc bị mất thu nhập, nữ đơn thân, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ di cư và những người có nguy cơ cao hơn hoặc là nạn nhân của bạo lực và lạm dụng ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tiền Giang đã được trợ cấp tiền mặt 5,5 triệu/người và hỗ trợ kỹ thuật để tái xây dựng sinh kế đem lại tác động tích cực đến khoảng 14.300 người trong các hộ gia đình.
Gần 250 cơ quan, tổ chức liên quan từ các cơ quan chính phủ và mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tiền Giang đã được tập huấn về Gói dịch vụ thiết yếu dành cho người bị bạo lực của Liên Hợp Quốc nâng cao khả năng thiết kế các khung giám sát và hoạt động can thiệp phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới.
2.000 nhà cung cấp dịch vụ đã nhận được tập huấn tăng cường năng lực và hỗ trợ card thông tin để đảm bảo họ có thể cung cấp dịch vụ 24/7 hỗ trợ những người bị bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Dự án đã tiếp cận khoảng hai triệu người thông qua các chương trình truyền hình, đài phát thanh quốc gia, các cơ quan báo chí trong nước và địa phương, mạng xã hội và các sự kiện truyền thông về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
Là một trong những người hưởng lợi của Dự án tại tỉnh Tiền Giang, chị Nguyễn Thị Thy, một bà mẹ với 4 con nhỏ, đã sử dụng số tiền 5.5 triệu từ dự án để chăn nuôi dê thành công. Ngoài việc dùng số tiền hỗ trợ để mua ba con giống, thức ăn, chị còn được Dự án hướng dẫn cách vệ sinh, chăm sóc dê. Sau vài tháng, dê mẹ đã sinh được hai dê con và đàn dê hiện nay của chị đang phát triển rất tốt. Chị Thy cho biết "Nếu không được hỗ trợ, tôi sẽ loay hoay không biết thoát nghèo như thế nào."
Phát biểu tại Lễ tổng kết Dự án, bà Caroline T. Nyamayemombe, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam cho biết "Dự án là sự kết hợp kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn của UN Women trong việc xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ. Những kết quả hôm nay là minh chứng cho sự kiên cường, nỗ lực thay đổi cuộc sống của phụ nữ tại TP. HCM và Tiền Giang, những người đã đối mặt và vượt qua rất nhiều thách thức đa chiều từ đại dịch COVID-19 để phục hồi, phát triển cuộc sống của gia đình và cộng đồng."
Bà Sarah Hooper, Tổng lãnh sự Australia tại thành phố Hồ Chí Minh nói về sự hợp tác giữa các đối tác cùng thực hiện dự án "Australia cam kết sâu sắc cho việc thúc đẩy Bình đẳng giới trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam. Chương trình phục hồi sinh kế tại các tỉnh phía nam là minh chứng cho việc các đối tác cùng hợp tác có thể tạo nên những thay đổi thực sự cho những người phụ nữ chịu rủi ro
Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ "Để tiếp nối những thành quả bước đầu của dự án, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức các hoạt động, những lớp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn và tiếp tục hướng dẫn giúp chị em có kỹ năng sử dụng nguồn vốn hiệu quả và phục hồi sinh kế trong khuôn khổ các hoạt động của hội"./.